Kỹ thuật trồng su hào 2Kỹ thuật trồng su hào 2

Như các bạn đã biết, su hào là loại cây vụ đông. Nếu bạn tự trồng giống cây này, nhất định bạn phải nắm được các kỹ thuật trồng su hào để phát huy tối đa năng suất thu hoạch trong khoảng thời gian đó. Hãy cùng nongphu.net tìm hiểu nhé.

Thời vụ

Su hào thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền bắc nước ta do loài cây này ưa khí hậu mát mẻ, không ưa nắng nóng. Từ đó, người ta tìm ra kỹ thuật trồng su hào theo đúng mùa vụ để đạt năng suất cao hơn.

Vụ sớm: Gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày.

Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 – 35 ngày. Gieo trồng vào thời điểm này cây su hào sẽ cho quả to và chất lượng tốt.

Vụ muộn: gieo tháng 11. Chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 – 30 ngày.

Kỹ thuật trồng su hào 2
Kỹ thuật trồng su hào

Gieo trồng

Đất được làm nhỏ, tơi xốp và lên luống rộng từ  0,8 – 1m, cao từ 20 – 30cm. Chiều dài tùy theo lượng giống gieo nhưng không dài quá 20m để tiện bảo vệ và chăm sóc.

Khi trồng, đặt cây giống theo chiều tự nhiên, lấp đất nhỏ vào gốc ấn nhẹ quanh gốc để cây tiếp xúc tốt với đất, trồng xong tưới nước đủ ẩm, che nắng cho cây từ 2 – 3 ngày.

* Chú ý: Khi trồng tuyệt đối không đặt rễ cây con trực tiếp vào phân bón lót. Kỹ thuật trồng su hào nên thực hiện trồng vào buổi chiều khi trời mát.

Bón phân

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân supe và 1/4 lượng phân đạm urê, 1/2 lượng phân kali clorua. Cách bón: Trộn đều các loại phân rồi bón vào hố hoặc rạch rau sau đó dùng cuốc đảo đất lấp kín phân mới trồng.

Bón thúc: Lượng phân đạm urê và phân kali clorua còn lại chia đều cho 4 đợt bón thúc.

+ Bón thúc lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh (sau khi trồng 10 – 15 ngày).

+ Bón thúc lần 2 – 4: Mỗi đợt cách nhau 7 – 10 ngày.

* Chú ý: Khi bón thúc phải bón cách gốc 20cm, lấp đất kín phân. Kết hợp làm cỏ, vun nhẹ gốc, sau đó tưới nước đẫm cho tan phân. Kết thúc bón phân trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày.

Phòng sâu bệnh

Như đã nói ở trên, su hào là loại cây rất dễ nhiễm bệnh. Cách trồng su hào và kỹ thuật trồng su hào đặc biệt lưu ý đến công đoạn này. Đối tượng gây hại chủ yếu và nguy hiểm nhất là các loại rệp. Chúng ký sinh trên các củ và lá non, chích hút khiến các bộ phận củ và lá bị cong teo lại, còi cọc, không lớn được.

Để diệt bọn rệp gây hại này, bạn sử dụng các loại thuốc như Trebon 10EC, Applaud 20WP nồng độ 0,15% để phun trừ ngay. Tránh tình trạng lây lan rộng khó kiểm soát.

Chú ý: Bạn phun thuốc với nồng độ và loại thuốc được hướng dẫn bởi bộ nông nghiệp. Không tự phun thuốc sẽ khiến quả bị nhiễm độc, gây hại cho sức khỏe.

Thu hoạch

Quả su hào có đường kính 8 – 10 cm là đã có thể thu hoạch được. Nếu để lâu củ sẽ bị xơ, ăn rất cứng và vị nhạt.

Bạn dùng dao cắt sát gốc rồi bẻ bớt các lá già, lá su hào non có thể ăn được. Sau mỗi vụ thu hoạch bạn nên cải tạo lại đất và gieo giống mới, không giữ lại gốc cũ nữa.

Chúng cần được bảo quản ở điều kiện mát, tối và ẩm. Trước khi cho su hào vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản thì bạn nên cắt bỏ phần lá xanh đi. Sau đó bạn bọc chúng trong túi giấy hoặc ni-lon. Cách làm này có thể bảo quản su hào trong tủ lạnh đến 2 tuần.Nếu bạn không bọc kín lại mà chất ngay vào ngăn đựng rau củ, khiến chúng bị nhũn và thối nhanh hơn bình thường.

Kỹ thuật trồng su hào

Không mất nhiều thời gian, công sức, bạn vẫn có thể có được một vụ mùa su hào ưng ý. Kỹ thuật trồng su hào trên vẫn có thể được áp dụng trên quy mô hộ gia đình. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *