Khi đã tiến hành các bước trồng đúng quy trình theo Cách trồng rau chùm ngây trong thùng xốp nhanh thu hoạch, có lẽ điều mà các bạn quan tâm sẽ là làm sao để chăm sóc rau chùm ngây phát triển khỏe mạnh. Do vậy, nongphu.net có thêm bài này để cung cấp cho các bạn các kỹ thuật trồng và kỹ thuật chăm sóc rau chùm ngây sao cho khi thu hoạch đạt được hiệu quả cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thời vụ và mật độ
Chùm ngây có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, đối với trồng hạt và trồng cây non bầu 6 tuần tuổi, thì thời vụ tốt nhất là vào tháng 5 đến tháng 11. Ở những vùng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5).
* Trồng để lấy rau – Mật độ 1 x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m).
* Trồng để làm dược liệu – Mật độ 3 x 3m (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m), trồng theo nanh sấu.
Làm Đất Và Đào Hố
Hầu hết loài cây này đều được bà con khai thác trồng trên đất rừng được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Nếu người trồng không cày bừa, làm cỏ kỹ, sau này chi phí diệt cỏ và sâu rầy sẽ rất cao.
* Trồng để lấy rau: Lên luống rộng 1,2-1,5m; cao 20-30cm. Đào hố theo quy cách: 30x30x30cm. Cho phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh vào hố. Trung bình cho 2-3 kg phân hữu cơ xuống hố rồi lấp đất lên trên.
* Trồng để làm dược liệu: Lên luống rộng 1,2-1,5m; cao 20-30cm. Đào hố theo quy cách 40x40x40 cm, đào trước 30 ngày. Cho phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh vào hố. Trung bình cho 3-4 kg phân hữu cơ xuống hố rồi lấp đất lên trên.
Trồng rau
Trồng hạt.
Ngâm đúng kỹ thuật sẽ cho tỉ lệ nẩy mầm ~ 85% đối với hạt giống mới và tỷ lệ ~ 40% đối với hạt giống lưu trữ 1 năm.
Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong vòng 24 giờ, Hạt sau khi ngâm, vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt trồng ra vườn hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm , tránh sũng nước, 3 – 5 ngày cây sẽ nhú lên, chờ từ 6 – 8 tuần cây khỏe, cứng cáp.
Trồng bầu với cây 6 tuần tuổi.
Cây ươm bầu 6 tuần tuổi cao từ 25-30cm đã đâm rễ mạnh và cứng cáp. Đào lỗ sâu 30cm và rộng 30cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Nếu trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính > 50cm để cây và củ phát triển tốt.
Sau khi chuẩn bị đất xong, tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Giai đoạn đầu, cần lưu ý bảo vệ cây non khỏi chuột cắn! Đây là bước quan trọng trước khi bước vào kỹ thuật chăm sóc rau chùm ngây.
Trồng cây 1 năm tuổi.
kỹ thuật chăm sóc rau chùm ngây 2
Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Nếu trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính > 50cm để cây và củ phát triển tốt.
Sau khi chuẩn bị xong đất, tiến hành cởi bỏ bao đất, cần nhẹ nhàng không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm trong vòng 1 tuần cây sẽ sống khoẻ. Sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình
Khi cây cao khoảng trên 1m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.
Kỹ thuật Bón phân
kỹ thuật chăm sóc rau chùm ngây
Trong kỹ thuật chăm sóc rau chùm ngây, quan trọng nhất là phân bón. Tùy theo vào hàm lượng dinh dưỡng của đất, tuổi của cây và sản lượng của cây Bón thúc: đào rãnh xung quanh gốc cây, sâu 15-20cm, rộng 20-25cm, bón phân xuống rồi lấp đất và tưới nước. Ngoài ra cần sử dụng phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lưu ý: Nên bón phân sau khi thu hoạch.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chùm Ngây:
– Kiến: Cắn, đục khoét làm hư Hạt giống, các cành non. Phòng trừ dùng Basudin ( Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đền cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi chúng làm tổ. Khi tấn công vào các tổ kiến dùng Bi 58, Diazinon …
– Sâu bệnh hại: thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Dùng các loại thuốc theo danh mục cho phép của Bộ y tế.
Hy vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ thu hoạch được một vụ mùa chùm ngây thật khỏe mạnh và đạt năng suất cao.