Đừng chỉ nghĩ giàn thiên lý chỉ có duy nhất một mục đích sử dụng là trang trí nhà cửa. Lá và hoa của giống cây này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, không có cớ gì mà bạn không sở hữu ngay loại cây “2 trong 1 này”. Hãy kết hợp các kỹ thuật trồng cây thiên lý dưới đây để giàn cây ra nhiều hoa lá hơn nhé.

Thời vụ

Thiên lý là một loài thực vật dây leo, ưa ẩm, ưa sáng, chịu rét kém. Nhiệt độ phát triển từ 20 – 35oC. Dưới 10 độ C cây sẽ khó phát triển. Nên nếu trồng hãy lựa chọn thời điểm thích hợp và nơi hứng nhiều nắng.

Thời điểm trồng hoa thiên lý có thể áp dụng quanh năm nhưng thích hợp nhất vẫn là mùa Hè. Cụ thể là tháng 6-8 dương lịch. Mùa Đông rét cây sẽ khó sống do đó hãy ươm trồng vào lúc Đông chí.

Gieo trồng

Làm đất

Đất cần được cày bừa kỹ, lên luống cao 40 – 50 cm, luống rộng 1,2m, rãnh giữa hai luống rộng 80 cm. Nơi hiếm đất, nhà ở đô thị, tối thiểu phải xây bồn cao 30cm, trong lòng rộng 30cm, dài 100cm. Đào sâu xuống đất 50cm, bốc đất lên, xếp xuống đáy 1 lớp vỏ Dừa (đã lấy nước uống). Cứ 1 lớp xơ Dừa lấp 1 lớp đất 10cm (để dễ thoát nước và tạo phân bón cây sau này) rồi trồng bầu Thiên lý đã phát triển thành cây (dây Thiên lý dài 50cm). Lấp đất kín bầu (vừa bằng mặt đất, cách thành bồn 30cm).

Trồng bằng hom

Kích thước hố trồng: sâu 40cm, rộng và dài từ 0,5 – 1m. Mỗi hố cách nhau từ 3 – 4m, dùng để trồng 2 – 3 hom.

Dùng hom dây thiên lý cắm phần đã khoanh tròn xuống hố, tiếp tục lấp đất lên mặt, nén chặt. Sau khi trồng, tưới nước đẫm để tăng độ ẩm giúp bộ rễ của cây thiên lý phát triển nhanh hơn.Kỹ thuật trồng cây thiên lý bằng hom là đơn giản nhất.

Bón phân

Kỹ thuật trồng cây thiên lý

Trồng xong tưới nước luôn, sau 30 ngày tưới phân URE. Mỗi kg pha nước phun sương tưới cho 1.000m2. Khi cây cao 30 cm, tiến hành bón phân chuồng hoai mục + phân ure (300kg phân chuồng, 5kg phân ure) trộn đều bón cho 1.000m2. Khi cây leo tới giàn bắt đầu bón NPK, 5 kg bón cho 1.000m2, 10 ngày sau bón lần 2 theo tỷ lệ tăng dần.

Rễ thiên lý là loại rễ ăn cạn nên khi bón phân chỉ cần rải một lớp xung quanh. Sau đó phủ lên một lớp mùn và lá khô là được. Kỹ thuật trồng cây thiên lý chủ yếu là sử dụng phân chuồng hoai. Bổ sung thêm NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8. Bình quân 1 tháng bổ sung phân chuồng 1 lần khoảng 5-10 kg / gốc. Đồng thời bón kết hợp khoảng 150 – 200g NPK trên 1 gốc.

Phòng sâu bệnh

Kỹ thuật trồng cây thiên lý 2

Trong Kỹ thuật trồng cây thiên lý, mình sẽ chia sẻ chi tiết về cách phòng sâu bệnh cho cây.

Rầy mềm và bọ trỉ

Mùa nắng nóng thường hay bị rầy mềm và bọ trỉ gây hại trên đọt non và hoa.

  • Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm khi mật số còn thấp.
  • Việc tưới phun trên lá cũng hạn chế sự phát triển của bọ trỉ.
  • Thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già và lá ở những chỗ dây leo chồng lên nhau rậm rạp cho mặt giàn thông thóang, đồng thời kích thích cây ra hoa nhiều hơn, không để gốc bị úng nước.
  • Nên sử dụng dầu khóang như DC- TronPlus, SK EnSpray, Map Green hoặc các lọai thuốc gốc sinh học như : Abatin 1.8EC, Brightin 1.8EC.. hoặc thuốc gốc thảo mộc như Vineem,….

Khi sử dụng thuốc trên hoa thiên lý phải thật thận trọng, tuyệt đối không được sử dụng những lọai thuốc có độ độc cao, lưu tồn lâu vì đến mùa ,thiên lý gần như ra hoa liên tục ( tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 ), nên cần phải đảm bảo đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch bông.

Bệnh thối gốc, thối rễ, thối hoa

Cách trồng cây thiên lý và cây sinh trưởng trên giàn. Môi trường dưới mặt giàn và mặt đất thiếu ánh sáng nên rất dễ bị bệnh.

  • Bệnh thối gốc phòng trị  bằng thuốc hóa học như Anvil 5SC, Bonanza 100SL,.. tưới gốc.
  • Bệnh thối rễ phòng trị bằng tưới thuốc Aliette 80WP, Ridomil Gold, Mexyl-MZ 72 WP, Vimancoz 80 BTN  hoặc có thể sử dụng chế phẩm sinh học Trico tưới vào đất ( nếu không sử dụng thuốc hóa học) , tuy nhiên nếu sử dụng chế phẩm Trico phải kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục.

Thu hoạch

Cây thiên lý sau khi trồng trong thời gian 3 tháng thì sẽ cho thu hoạch đợt hoa đầu tiên, chú ý nên ngắt hái chùm hoa và lá non vào buổi sáng. Nếu chăm sóc tốt thì cây thiên lý ra lá non và hoa mới và cho thu hoạch liên tục trong mỗi tháng.

Khi thu hoạch thì nên tỉa bớt các lá già, ngọn già, gốc chùm hoa già. Nếu trồng tại nhà thì thông thường cây thiên lý sẽ cho thu hoạch 3 ngày một lần.

Cây hoa thiên lý mỗi vụ trồng có thể cho thu hoạch từ 4 – 6 năm mới phải trồng lại. Tuy nhiên cần chú ý mỗi năm phải cắt bỏ toàn bộ những cành lá và nhánh phụ, chỉ giữ lại hệ thống thân cây và nhánh chính, sau đó vun xới gốc và bón thêm phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK để cây tiếp tục sinh trưởng và tiếp tục phát triển qua các vụ mới.

Như vậy là nongphu.net đã chia sẻ xong các kỹ thuật trồng cây thiên lý. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau trong các bài viết về cách trồng rau, cách trồng cây trong những bài viết tiếp theo. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Bài viết liên quan:

Cách trồng cây thiên lý tại nhà lấy hoa và lá để nấu ăn

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *