Tùng la hán là một loài cây được rất nhiều người yêu thích nhờ vẻ đẹp độc đáo, thường được trồng theo kiểu bonsai. Không những thế, tùng la hán cũng mang đến ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ sở hữu nó đồng thời đối với những cây ra quả thì quả của chúng còn rất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu kĩ hơn về loài cây thú vị này nhé!
Đặc điểm
Tùng La Hán hay còn có tên gọi khác là vạn niên tùng thuộc chi Thông tre, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ngày nay chúng cũng khá phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam.
Đây là loài cây thân gỗ, có thể cao lên tới 6-7m. Tùng la hán có 2 loại đó là tùng trái và tùng bông. Cây tùng trái sẽ không có hoa, còn cây tùng bông thì không có trái. Hoa tùng la hán màu trắng vàng, hơi thuôn dài. Còn quả của chúng thì khá nhỏ, tròn, khi non thì có màu xanh còn khi già thì chuyển dần sang màu nâu đen. Lá hoa dài, dẹt, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới.
Xem thêm Hướng dẫn cách trồng củ hành tím tại nhà
Ý nghĩa phong thủy
Tùng la hán là 1 trong những cây phong thủy được xếp trong bộ cây Tứ quý ( bao gồm tùng, cúc, trúc, mai) nên ý nghĩa phong thủy của tùng la hán là không hề nhỏ
Tùng la hán có sức sống bền bỉ, tuổi thọ lên đến vài trăm năm nên tùng la hán cũng là loài cây tượng trưng cho sự trường tồn, ý chí kiên cường, bất khuất
Không chỉ vậy, loài cây này còn biểu tượng cho sự phồn vinh, phú quý, mang lại sự thịnh vượng và may mắn, tài lộc cho gia chủ sở hữu nó
Trong Phật giáo, tùng la hán được coi là 1 loài cây linh thiêng, là sự tinh khiết và giác ngộ, được liên kết với sự tôn sùng Đức Phật
Là cây thường được sử dụng trong phong thủy để thu hút năng lượng tích cực, tùng la hán luôn được trồng ở nhà hay tại các công ty, văn phòng. Đây chính là loài cây phong thủy độc đáo nhận được nhiều sự quan tâm từ các dân chơi cây cảnh, đặc biệt là bonsai.
Cách trồng tùng la hán
Chuẩn bị
Đất trồng: Cần đảm bộ sự tơi xốp, nên trộn thêm chấu, vỏ lạc và xơ dừa để tạo độ tơi xốp cho đất; có thể bỏ thêm than tổ ong đập nhỏ ở dưới đáy chậu
Chậu trồng: Kích thước chậu phải phù hợp với sự phát triển của cây. Khi thấy cây lớn mà chậu nhỏ thì cần sang chậu mới to hơn cho cây ngay. Chậu cây cần thông thoáng, có lỗ thoát nước ở đáy
Giống cây: Ngày nay, cây con được bán khá phổ biến trên thị trường, bạn nên biết cách chọn lựa giống cây phù hợp theo ý muốn, không có mầm mống sâu bệnh. Giống cây khi mua về tùy vào từng loại có thể cao từ 15-70cm
Tiến hành trồng
Đào 1 hố đất nhỏ, sau đó trộn 1 ít phân dơi hoặc phân hữu cơ vào phần hố đất đã đào. Đặt giống cây đã mua vào và lấp đất
Pha 1 ít thuốc kích rễ với nước để tưới vào cây sau khi sang chậu. Lưu ý nếu có cắt vào rễ chính thì phải để cây 2-3 ngày sau mới được tưới nước để tránh gây xót rễ
Tìm hiểu ngay Cách trồng khoai lang trong chậu để lấy củ
Cách chăm sóc
Hằng ngày, người trồng cần tưới nước đủ 2 lần/ngày trong 3 tháng sau khi trồng, sau đó duy trì tưới đều đặn mỗi ngày 1 lần
Để cây trồng phát triển tốt người trồng cũng cần chú ý bón phân cho cây. Không nên sử dụng phân hóa học, ưu tiên dùng phân hữu cơ hơn, nếu phân được ủ hoai mục thì càng tốt
Đây là loài cây cảnh, có thể tạo hình cho cây theo sở thích khi cây còn nhỏ bởi lúc này cây vẫn còn mềm mại, dễ uốn nắn
Khi cây đã trưởng thành chỉ cần cắt tỉa lá 2 lần/năm. Đợt thứ nhất nên cắt vào cuối tháng 5 và 1 lần vào cuối năm, giáp Tết để cây bật lộc đồng loạt
Các câu hỏi thường gặp
Cây tùng la hán rất thích hợp để trồng vào mùa thu, đặc biệt là cuối mùa thu- đầu mùa đông. Đây là thời điểm rất thích hợp cho sự phát triển của cây la hán.
Bệnh rệp trắng thường thấy ở đầu ngọn xuất hiện những đốm trắng, nếu không có biện pháp diệt trừ thì nó sẽ lan ra cả cây và gây chết cây. Biện pháp khắc phục đó chính là dùng thuốc trừ sâu như Vifast, reasgant, Mãnh Hổ…