Khoai lang từ xưa đến nay luôn là món ăn thân thuộc với người dân Việt Nam. Trong những năm tháng chiến tranh, khoai lang là nguồn lương thực nuôi dưỡng quân và dân ta; ngày nay, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá, thật ấm áp và thân thương khi ta được ngồi quây quần cùng nhau bên chiếc bếp than nướng khoai. Vậy bạn có tò mò về cách tạo ra chúng không, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về loài thực phẩm bổ ích này nhé!

Đặc điểm

  • Khoai lang, tên khoa học là Ipomoea batatas, ,có nguồn gốc từ khu vực châu Mĩ và ngày nay chúng đã phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những nước nhiệt đới. Khoai lang là cây thân thảo dạng leo, nếu bạn trồng trong vườn sẽ thấy nó lan rộng trên mặt đất, thân cây có thể dài lên đến 2m, có nhiều đốt và rễ. Tuy nhiên điều mọi người chú ý đó chính là rễ củ hay còn gọi là củ khoai lang. Củ khoai lang thuôn dài, có màu tím hoặc vàng tùy vào mỗi giống cây. Lớp củ bên trong cũng có nhiều loại, có thể là màu trắng, vàng hay tím. Lá cây mọc so le, màu xanh đậm hình trái tim. Ở mỗi nách lá lại mọc những rễ con cắm xuống đất để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây.
  • Phân loại

-Khoai lang vàng: Vỏ bên ngoài hơi có màu cam, bên trong là ruột vàng. Loại khoai này đặc biệt có mùi vị thơm, hương vị ngọt vì có hàm lượng đường cao

-Khoai lang tím: Có mức giá khá cao bởi hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên vị ít ngọt hơn và khi luộc không mềm bở bằng khoai lang tím

-Khoai lang mật: Màu của khoai lang mật là màu cam vàng, được rất nhiều người yêu thích nhờ vị ngọt ngào của chúng (khoai lang mật có vị ngọt ngọt nhất trong các loại), đặc biệt thích hợp để nướng, khi chế biến chúng mềm nhũn, không bở và khô

Xem thêm Cách trồng hoa hướng dương bằng hạt

đặc điểm của củ khoai

Công dụng của khoai lang

-Khoai lang là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhờ có calo và tinh bột

-Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp: giúp cho lượng đường trong cơ thể duy trì ở mức ổn định, rất tốt cho những người bị tiểu đường; ngoài ra chỉ số đường huyết thấp còn giúp bạn kiểm soát cân nặng

-Hàm lượng chất xơ cao: hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và hạn chế các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

-Chứa hàm lượng Carotenoids (đặc biệt ở khoai lang vàng): Tốt cho mắt nhờ vitamin A

Các món ăn được làm từ khoai lang

-Cách chế biến khoai lang đơn giản và thông dụng nhất đó chính là luộc hoặc nướng khoai

-Chiên khoai lang: Có thể ăn kèm khoai lang chiên cùng phomai, cách làm này tuy mang đến hương vị hấp dẫn nhưng không phù hợp cho người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân

-Mứt khoai lang: Với ngọt bùi thơm ngon, đây sẽ là món ăn tuyệt vời cho gia đình và bạn bè của bạn cùng nhâm nhi ngày Tết

-Khoai lang sấy: Hương vị độc đáo vừa dẻo vừa ngọt vừa thơm

-Chè khoai lang: Món chè của bạn sẽ càng hấp dẫn khi được nấu cùng khoai lang

-Thạch rau câu khoai lang: Vị giòn giòn thơm thơm sẽ khiến bạn thích mê, thường được thêm vào ăn cùng các loại thức uống

Cách trồng khoai lang

Chuẩn bị

-Đất trồng: Nên chọn đất thịt pha cát trộn cùng xơ dừa hoặc trấu hun để tăng độ tơi xốp và dùng thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân bón vi lượng để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cây phát triển

-Chậu trồng, thùng xốp, bao tải đất: Bạn có thể trồng khoai lang trong các vật liệu này, lưu ý cần đục lỗ thông thoáng trước khi đổ đất vào trồng. Nếu bạn trồng trong bao tải đất thì cần chuẩn bị thêm những chai nhựa đã khoét đấy để tưới nước cho cây

-Dây khoai lang: Chọn cắt những dây khoai lang bánh tẻ, không quá già cũng không quá non, không bị sâu bệnh, dài khoảng 20-30cm

-Củ khoai lang: Chú ý chọn củ khoai lang để trồng không có mầm mống sâu bệnh

-Các dụng cụ khác: xẻng, cuốc, bình tưới nước…

Tiến hành trồng

Khoai lang có thể được trồng bằng 2 cách đó là giâm cành hoặc trồng từ củ khoai lang

  • Giâm cành

-Đổ lớp đất khoảng 35-40cm để rễ cây đủ không gian phát triển

-Đặt dây khoai lang xuống chừng 5cm, chừa 1 đoạn dây khoai lang ở phần đầu nhô lên trên mặt đất

-Dùng bình tưới đẫm nước cho cây ngay sau khi trồng

  • Trồng khoai lang từ củ (cách này thường được trồng trong bao tải đất)

-Trước tiên bạn cần ủ khoai lang trong không gian kín, có thể đặt khoai lang bên trong, ở ngoài lót 1 lớp rơm vừa phải, dùng màng bọc nilon để bọc kín, thỉnh thoảng bỏ màng bọc ra để tưới nước, cung cấp độ ẩm kích thích củ ra mầm lá

– Rạch những lỗ nhỏ trên bao tải đất

-Sau 15 ngày, khi củ khoai đã ra mầm lá, cắt đôi củ khoai kèm theo phần mầm lá, rồi cắm chúng vào những lỗ đã rạch trên bao tải đất, lưu ý để 1 phần củ và toàn bộ mầm lá nhô ra ngoài

-Tưới nước hằng ngày cho cây phát triển

Tìm hiểu ngay Cách trồng hoa mười giờ trong chai nhựa

cách trồng cây khoai lang

Cách chăm sóc cây khoai lang

-Giữ độ ẩm cho đất ở khoảng 70-80% bằng việc tưới nước đều đặn hằng ngày

-Sau khi trồng 20-30 ngày thì bạn nên tiến hành bấm ngọn cho cây để kích thích cây ra ngọn mới, phát triển hơn

-Khi thấy ngọn cây lan rộng xuống mặt đất thì nên cắt tỉa, không nuôi rễ con ở dây khoai lang mà tập trung vào phần rễ củ

-Khoảng 45 ngày sau khi trồng thì bón phân NPK

-Nên theo dõi cây thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh

Thu hoạch

Khi thấy lá cây bắt đầu ngả vàng và héo dần, ngọn cây phát triển chậm hoặc không phát triển nữa thì đó là thời gian thích hợp để bạn thu hoạch, thường là 5 tháng sau khi trồng. Khi thu hoạch cần lưu ý dùng cẩn thận cuốc, xẻng để xới đất, tránh chạm vào củ gây sứt mẻ củ. Cắt hết dây khoai lang để thu hoạch dễ dàng hơn.

thu hoạch củ khoai lang

Các câu hỏi thường gặp

Thời điểm thích hợp nhất để trồng khoai lang là khi nào?

Thời điểm thích hợp để trồng khoai lang đó là ngay sau khi gặt lúa vụ đông-xuân, tức khoảng tháng 10-11. Không nên trồng khoai quá muộn khi gió mùa Đông Bắc về, như vậy sẽ làm giảm sự phát triển của cây

Khoai lang bị mốc khi để lâu có ăn được không?

Khoai lang khi để lâu, không được bảo quản trong môi trường tốt thường sẽ có hiện tượng mốc, bị dím xanh hoặc đen. Khi củ khoai lang có hiện tượng như vậy thì bạn nên bỏ đi, không ăn nữa vì nó rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Có 1 số người thì dùng cách gọt bỏ những phần bị mốc đó đi nhưng như vậy củ khoai lang cũng sẽ bị mất hương vị thơm ngon của nó

Rate this post