Sung không chỉ được trồng để làm thực phẩm mà còn được dùng làm cảnh hay chùm quả trang trí ngày Tết. Vậy bạn đã biết cách trồng ra một cây sung khỏe mạnh, trĩu quả chưa? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Đặc điểm

Sung là loài cây ưa thích sống ở các khu vực ẩm ướt. Loài cây này xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Australia,… và phân bố ở cả ba miền Việt Nam.

Thân cây sung là thân gỗ, cao tới 25-30m, đường kính thân cây khoảng 60-90 cm. Vỏ thân màu nâu ánh xám, nhẵn. Cành cây thì nhỏ, màu nâu. Phiên lá non và chùm quả cong xuống, lá kèm hình trứng mũi mác. Lá cây mọc so le, cuống lá dài 2-3 cm, phiến lá hình elip. Khi còn non thì lá có lông tơ, về già thì không còn lông và hơi xù xì, có gân ở 2 bên.

Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây, đôi khi ở nách lá trên các cành non. Khi non thì quả màu xanh có đốm đỏ, chín thì chuyển sang màu cam ánh đỏ. Hình giống hình quả lê, đường kính từ 2-2,5 cm. Phần gốc quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng. Cuống quả dài khoảng 1-2 cm.

Tìm hiểu thêm Cách trồng đậu cove leo giàn cực kỳ đơn giản

Đặc điểm của cây và quả

Công dụng và ý nghĩa phong thủy của sung

Nhắc đến cây sung thì người ta sẽ biết ngay đây là một loại quả ăn được. Bên cạnh việc là thực phẩm thì cây sung còn là một loại dược phẩm bổ ích cho sức khỏe con người:

  • Ngăn ngừa tăng huyết áp: Sung là loại cây giàu kali và ít natri, bởi vậy nó có thể chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.
  • Tốt cho hệ tiêu hoá: Sung chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích hoạt động của ruột và giúp phát triển một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Vì vậy ăn sung góp phần chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
  • Ngừa ung thư và tiểu đường: Trong trái sung có chứa các chất có khả năng làm giảm cholesterol xấu, hạn chế mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt,…
  • Ngừa loãng xương: Sung chứa nhiều kali, mangan và canxi giúp kích hoạt các enzym tiêu hoá thức ăn để giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. 

Ngoài ra, sung còn là một vật trang trí trong ngày Tết cổ truyền, mang lại nhiều ý nghĩa:

  • Tượng trưng cho sự sung túc.
  • Tượng trưng cho sự gắn kết, thịnh vượng.
  • Có thể xua đuổi âm khí, vận hạn cho gia đình.
ý nghĩa phong thủy của cây sung

Cách trồng cây sung

Chuẩn bị

  • Đất trồng: Nên lựa chọn loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước cao. Trước khi trồng thì nên xử lý qua đất, loại bỏ mầm bệnh có trong đất.
  • Giống trồng: Có thể lựa chọn mua sẵn ở các cửa hàng cây cảnh. Nên chọn những cây có bộ rễ đẹp và xử lý bớt phần đất ở rễ cây.
  • Xẻng: Để tạo hố trồng cây.
  • Nước: Tạo độ ẩm của cây và đất sau khi trồng.

Cách trồng cây sung

  • Cách tiện lợi và nhanh chóng nhất là trồng trực tiếp trên đất.
  • Ở phần đất đã chuẩn bị, cần chú ý tới khả năng thoát nước và độ tơi xốp. Sau đó xử lý mầm bệnh rồi trộn với xơ dừa hoặc mùn hoặc tro trấu,… 
  • Dùng xẻng tạo một hố sâu phù hợp với kích thước của rễ cây đã chuẩn bị.
  • Sau khi đã chuẩn bị xong, đặt cây giống đã chuẩn bị vào hố, rồi lấp đất lại, chú ý đè chặt đất để cây có thể đứng thẳng.
  • Xong tất cả các việc trên thì tưới 1 lần nước cho cây và tiếp tục chăm sóc đến khi có thể thu hoạch.

Xem ngay Cách trồng vạn niên thanh bằng nước

Cách chăm sóc

  • Sung là loại cây thích ẩm, khi trồng cần chú ý cung cấp nước thường xuyên cho cây và đất, cũng có thể sử dụng nước vo gạo để tưới cho cây cũng rất tốt.
  • Một tuần nên bón phân cho cây một lần, có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân NPK.
  • Có thể khứa vài đường vào phần gốc cây cho nhựa chảy ra để kích thích cây ra quả nhanh hơn.
  • Nên cắt tỉa cành thường xuyên để cây trông gọn gàng và giàu chất dinh dưỡng, phát triển khoẻ mạnh.

Các bệnh thường gặp

Cây sung thường gặp một số bệnh như:

  • Lá sung bị vàng do thiếu nước: Quan sát nếu lá sung có dấu hiệu vàng héo úa thì hãy bổ sung nước ngay cho cây.
  • Lá sung bị vàng do thừa nước: Nếu bạn đã bổ sung đủ nước cho cây mà lá vẫn vàng thì khả năng là do đất bị thiếu độ tơi xốp và cây không được thoát nước. Vì vậy bạn nên chú ý trộn hỗn hợp đất với xơ dừa, tro trấu,… để đất có độ tơi xốp.
  • Cây sung bị côn trùng tấn công: Khi bị côn trùng tấn công thì trên bề mặt quả cây sung có những đốm nhỏ màu vàng ô liu hơi mềm, lá cây đổi thành màu nâu, đen. Việc này là do tác nhân như ruồi, bọ trị hay là bọ cánh cứng. Để khắc phục bạn phải phun xịt thuốc trừ bọ, giảm các bụi cây xung quanh.

Thu hoạch

Chăm sóc đến khi phần đầu cuống quả đã chuyển sang màu đỏ sẫm. Có thể dùng ngón tay bấm thử vào quả xem quả đã mềm hay chưa. Tuy mềm nhưng khi ăn lại rất giòn, chính vì vậy đây là thời điểm thích hợp để thu hoạch. 

Nên hái sung theo chùm và ngắt nhẹ nhàng để tránh việc rụng hết quả.

Các câu hỏi thường gặp

Cây sung có hoa không?

Cây sung có hoa. Hoa của cây sung nằm trong các nách lá, đài hoa bao bọc lấy cả nhuỵ đực và nhuỵ cái của hoa nên khi nhìn chúng ta lầm tưởng là không có hoa hay hoa không nở.

Nếu gặp hiện tượng lá nổ phồng rộp thì xử lý như thế nào?

Lá cây sung bị như vậy là do hiện tượng sinh lý. Khi xuất hiện những lá như thế thì bạn nên cắt tỉa, loại bỏ những chiếc lá như vậy để đảm bảo cây luôn được xanh tốt.

Rate this post