Bắp ngô là một loại thực phẩm thơm ngon mà ai cũng thích. Không chỉ bùi ngọt mà nó còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Nổi tiếng là dễ trồng nhưng không phải ai cũng biết cách. Vậy bạn đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu với chúng mình cách trồng ngô nếp nhé!
Đặc điểm
Bắp nếp hay ngô nếp là giống ngô có đặc tính dính hơn ngô thông thường, do thành phần tinh bột chủ yếu là amilopectin, có nguồn gốc từ châu Mỹ sau đó lan tỏa đến khắp nơi trên thế giới.
Cây bắp nếp thường cao 3m, thân cây dài khoảng 18 cm. Lá mọc từ các đốt xen kẽ trên các mặt đối diện của thân cây và có mép lá nguyên. Đỉnh của thân cây là một chùm hoa đực. Bắp phát triển trên một vài lá ở giữa cây, giữa thân cây và bẹ lá, được bao bọc chặt chẽ bởi một số lá bắp thường được gọi là vỏ bắp. Râu bắp mọc ra từ vòng lá bắp ở đầu bắp ngô, thường có màu vàng nhạt và rất dài, trông giống những chùm tóc. Lõi bắp giống như một loại quả kép, các hạt bắp không hợp nhất thành một khối, các hạt có kích thước bằng hạt đậu và dính thành hàng đều xung quanh, màu trắng, xốp, tạo thành lõi bắp. Kích thước hạt bắp tối đa là 2,5 cm. Một bắp thường có khoảng 600 hạt.
Bắp nếp có màu trắng nhạt, thơm và rất dẻo.
Xem thêm Cách trồng vạn niên thanh bằng nước
Lợi ích của bắp nếp đối với sức khỏe con người
Trước hết, bắp nếp là một loại thực phẩm thơm ngon, rất dễ ăn và dễ chế biến. Chỉ cần luộc chín là bạn đã có ngay một món ăn thơm ngon rồi. Không chỉ vậy bắp nếp còn có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau.
Bên cạnh đó, việc ăn bắp nếp còn giúp ích rất nhiều cho sức khoẻ của con người:
- Tốt cho đương tiêu hoá: Trong bắp có chất xơ không hòa tan, có lợi cho việc điều trị táo bón hoặc bệnh trĩ.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Bắp chứa nhiều sắt, vitamin B12 giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu do thiếu hụt các vitamin.
- Ngăn ngừa ung thư: Bắp có khả năng làm giảm sự nguy hiểm của tế bào ung thư và nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh.
Trên là một số những công dụng tiêu biểu của bắp, ngoài ra bắp nếp còn có thể chữa được rất nhiều các bệnh khác của con người như giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tim mạch,…
Cách trồng
Chuẩn bị
Đất trồng: Bắp nếp có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trên đất xốp, giàu chất hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt.
Giống trồng bắp nếp: Có thể mua ở các cửa hàng, lựa chọn loại và số lượng tùy theo nhu cầu. Nên chọn những loại giống có khả năng trồng được quanh năm, phù hợp với mọi loại đất, chịu hạn tốt, chống ngập úng, có thể chống lại sâu bệnh.
Cách trồng
- Gieo hạt theo khoảng cách và độ sâu phù hợp với giống ngô. Thông thường, khoảng cách hàng ngô là khoảng 70-80 cm, và khoảng cách giữa các hạt ngô trong hàng là khoảng 20-25 cm.
- Đặt hạt ngô vào đất và che phủ hạt bằng lớp mỏng đất mịn.
Tìm hiểu ngay Hướng dẫn cách trồng củ hành tím tại nhà
Cách chăm sóc
- Tưới nước đều và duy trì độ ẩm cho đất, đặc biệt là trong giai đoạn mọc mầm và sinh trưởng ban đầu.
- Loại bỏ cỏ dại và côn trùng gây hại để giữ cho cây ngô hạn chế bị sâu bệnh tấn công.
- Bón phân hữu cơ hoặc hóa học phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cho cây ngô. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia.
- Bảo vệ và kiểm soát sâu bệnh: Theo dõi tình trạng sâu bệnh trên cây ngô và áp dụng biện pháp phòng trừ hoặc tiêu diệt sâu bệnh nếu cần thiết.
- Sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc nhà sản xuất, đảm bảo tuân thủ quy định an toàn và hạn chế tác động đến môi trường.
Các bệnh thường gặp
Bắp nếp có thể gặp một số bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc như:
- Sâu đục thân bắp: Loài sâu này sẽ gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của bắp ngô và sẽ hại ở tất cả các bộ phận. Điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng bắp. Để phòng trừ thì nên mua các loại thuốc và sử dụng theo hướng dẫn của người bán.
- Bệnh sọc lá: Quan sát lá bắp có sọc vàng hoặc trắng dọc theo phiến lá từ gốc lá ra chóp lá và lá hẹp hơn bình thường; lá đứng, có thể bị rách. Có những sợi tơ nấm màu trắng phát triển ở cả hai mặt của phiến lá. Bắp khi bị bệnh này sẽ bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái không hạt. Để phòng trừ ta nên vệ sinh không gian trồng trước khi gieo trồng; chú ý trong việc chọn giống; bón phân thường xuyên.
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch bắp nếp là sau 60-65 ngày sau khi trồng.
Nếu bạn muốn thu hoạch bắp nếp già thì đợi khi vỏ bắp chuyển sang màu vàng và khô thì tiến hành thu hoạch.
Sau khi thu hoạch thì nên sử dụng luôn để thưởng thức được độ ngon tươi nhất của trái bắp, nếu để lâu sẽ bị mất đi vị ngọt, ăn sẽ không ngon.
Còn bắp già sau khi thu hoạch thì đem phơi khô rồi bảo quản kín để tránh mối mọt và nấm mốc xâm nhập.
Các câu hỏi thường gặp
Trả lời: Bắp nếp có thể trồng quanh năm nhưng được chia thành 3 vụ chính: Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu. Thời điểm tốt nhất để trồng là vụ Đông Xuân, tầm tháng 11-12 dương lịch, lúc này điều kiện thời tiết thuận lợi cho bắp sinh trưởng và phát triển.
Khi trồng bắp thì vấn đề thường gặp nhất là sâu hại ngô. Có rất nhiều loại sâu, vì vậy bạn cần chú ý quan sát, xác định được loại sâu bệnh đó là gì rồi có những biện pháp phòng trừ phù hợp.