Là một nguyên liệu quá quen thuộc trong các gian bếp, hành tím còn là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong dân gian. Nhiều lợi ích là vậy, thế nhưng không phải ai cũng biết cách trồng loại củ này. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Đặc điểm

Hành tím là loài thực vật thân thảo, có dạng rễ, được trồng trên khắp thế giới. Nói là vậy nhưng hành tím được trồng nhiều hơn ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hành tím thường có hai hình dáng: củ to tròn hoặc là củ nhỏ dài. Khi cắt đôi thì kết cấu bên trong xếp lớp như củ hành tây.

Tên gọi đã nói lên được màu sắc của loài thực vật này, đó là một màu tím sẫm đặc trưng, nhưng màu này xuất hiện đa phần ở củ già, còn ở những củ non thì màu sẽ nhạt hơn.

Xem thêm Cách trồng cây hương thảo

đặc điểm của củ hành

Công dụng của củ hành tím đối với sức khỏe con

Hành tím là một loại nguyên liệu, nó không chỉ giúp các món ăn của gia đình thêm hương vị mà còn có công dụng đối với sức khoẻ con người:

-Phòng ngừa ung thư: trong hành tím có chứa các chất chống oxy hoá và các chất hoá học khác giúp giảm viêm, điều trị và phòng ngừa ung thư.

-Điều trị thiếu máu: trong hành tím có chứa sắt vì vậy nếu bạn ăn hành tím sẽ giúp tăng cường hàm lượng sắt cho cơ thể, điều trị bệnh thiếu máu.

-Bảo vệ sức khoẻ cho tim mạch: trong hành tím có chứa hợp chất lưu huỳnh có tác dụng chống máu vón cục, ngoài ra nó còn giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

-Cải thiện các vấn đề hô hấp: hành tím có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, cảm lạnh, cúm,… rất hiệu quả.

-Bảo vệ tiêu hoá: chất xơ có trong hành tím giúp thúc đẩy sự phát triển của ruột, giúp diệt khuẩn và chống táo bón.

-Điều trị huyết áp cao: hành tím có lượng kali khá cao, không chứa chất béo và có lượng calo thấp. Những yếu tố ấy giúp điều chỉnh huyết áp ở người cao tuổi, tăng sự đàn hồi của mạch máu và làm giảm huyết áp.

Bên trên là một số công dụng tiêu biểu, ngoài ra hành tím còn có thể cải thiện rất nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ con người.

công dụng của củ hành tím đối với sức khỏe con

Cách trồng củ hành tím

Chuẩn bị

-Đất: Nên chọn loại đất mùn.

-Chậu: Bởi củ có kích thước không quá lớn nên chọn những chậu vừa phải, không quá to. Chất liệu tuỳ thuộc vào sở thích và khả năng của bản thân. Cũng có thể sử dụng thùng xốp hoặc những cái khay,… miễn là có thể chứa được đất.

-Dao, kéo.

-Củ hành tím: Mua ở những cửa hàng hoặc ở chợ. Nên chọn những củ vẫn còn rễ.

Tiến hành trồng

Cho đất vào chậu, để tầm ¾ chậu. Xới đất cho thật tơi xốp để tạo điều kiện thoát nước. Sau đó tưới nước cho đất có độ ẩm.

Dùng dao cắt ¼ phía trên đỉnh của củ hành tím để kích thích tốc độ phát triển của hành.

Tạo lỗ nhỏ trên đất rồi đặt củ hành tím đã chuẩn bị vào đất. Dìm ½ củ vào trong đất. Khoảng cách giữa các củ rộng khoảng bằng bề ngang của 2 củ. Không nên trồng quá dày hoặc quá thưa.

Tưới nước đều đặn cho chậu và chờ đợi thành quả.

Tìm hiểu thêm Cách trồng rau muống bằng gốc đơn giản, dễ thực hiện

cách trồng củ hành tím

Cách chăm sóc củ hành tím

-Chú ý tưới nước, 1 ngày 2 lần, mỗi lần tưới khoảng 1/3 chậu.

-1 tháng bón phân 1 lần, có thể tự phối trộn phân bón tuỳ thuộc vào môi trường và điều kiện phát triển của củ.

-Trước khi thu hoạch 1 tuần thì dừng việc tưới nước lại.

-Quan sát nếu có cỏ dại xung quanh chậu hoặc củ thì nên nhổ nhẹ nhàng để tránh bứt cả rễ của củ.

Các câu hỏi thường gặp

Khi nào thì thu hoạch được?

Khoảng 2 tháng sau khi trồng là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Thời gian có thể căn chỉnh tuỳ thuộc vào tốc độ của cây. Quan sát khi củ hành sẫm màu và lá hơi ngả sang vàng thì là lúc nên thu hoạch.

Sau khi thu hoạch cần chú ý điều gì? Bảo quản như nào?

Sau khi thu hoạch cần phơi nắng khoảng 2-3 ngày để hành khô và nhẹ đi. Để bảo quản hành tím tốt có thể dùng rơm, phơi khô rơm rồi xịt thuốc ngăn vi khuẩn phát triển. Tiếp đó trải đều 1 lớp rơm đến 1 lớp hành tím, làm liên tục cho đến khi hết, rồi đem đặt ở vị trí thoáng gió.

Rate this post