Sắn dây là loại củ xuất hiện từ lâu và đã quá quen thuộc với bao thế hệ người dân Việt Nam. Một loại thực phẩm vừa ngon vừa có nhiều công dụng như vậy, rất nhiều gia đình muốn tự trồng ra để có thể sử dụng thoả thích. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách trồng sắn dây nhé!
Đặc điểm
Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ cây phát triển thành củ dài, to. Lá cây và cuống hơi có lông. Lá kép, mọc so le.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm nhiều màu như xanh tím hay xanh lơ, mùi thơm dịu. Đài hoa hình chuông, có lông áp sát màu vàng. Quả giáp dẹt, có màu vàng nhạt, có lông mềm.
Củ sắn dây rắn, chắc, nặng và chứa nhiều bột. Khi cắt ngang củ sẽ thấy nhiều vòng xơ đồng tâm.
Vỏ sắn dây có vị ngọt nhẹ, có thể ăn được nhưng bã dai nên phải nhả như ăn mía.
Xem thêm Cách trồng hoa cát tường bằng cành
Lợi ích của sắn dây đối với sức khỏe con người
Sắn dây không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon (có thể ăn củ sắn luộc), mà còn có món bột sắn rất ngọt, mềm và tốt cho sức khỏe.
Không chỉ củ sắn mà hầu hết các bộ phận của cây sắn đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh. Sắn dây có tính mát, vị ngọt, dễ ăn, thường được dùng để chữa một số bệnh như đau cổ vai gáy, sốt, đau đầu, tiêu chảy, tiểu đường, huyết áp cao, chảy máu cơ tim, nôn ra máu, ù tai,…
Chính vì vậy, sắn dây được coi là một phương thuốc cổ truyền, nó có thể chữa được rất nhiều các loại bệnh từ nhẹ đến nặng.
Cách trồng
Chuẩn bị
- Đất trồng: Cây sắn dây rất dễ trồng vì vậy có thể sử dụng bất kỳ loại đất nào mà bạn có.
- Giống trồng: Chọn những củ giống tốt, không bị sâu bệnh có thể mua ở các cửa hàng uy tín
Kĩ thuật trồng
- Tạo các hố ở trên đất
- Đầu tiên ta cắt củ giống làm đôi, lấy nửa trên và chấm mặt cắt vào tro bếp cho khô vết cắt. Tiếp theo đặt củ lên bao tải, rơm rạ hoặc trấu thành từng lớp. Rải tro bếp lên các lớp củ đó. Trên cùng ta phủ rơm vừa đủ kín, che mát và thỉnh thoảng cần tưới nước vừa đủ ẩm. Trong vòng 2 tuần, củ nhú mầm lên là ta có thể mang trồng.
- Đặt các phần cắt đó vào hố rồi lấp đất lại, tưới nước lên.
Tìm hiểu ngay Cách trồng hoa tulip trong nước dễ thực hiện
Cách chăm sóc
- Đến khi mầm sắn dây cao khoảng 10 – 20cm thì ta cần làm giàn cho sắn dây leo. Đến khi thân sắn cao khoảng 1m thì cuộn dây lại lần nữa rồi phủ đất và mùn lên trên nhằm tạo ra tầng củ thứ 2 cho cây.
- Thỉnh thoảng ta cần làm sạch cỏ xung quanh, tạo độ ẩm cho cây phát triển nhanh.
- Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển, cần chú ý đến sâu cuốn lá và rệp sáp.
Các bệnh thường gặp
Có một số bệnh tiêu biểu liên quan đến sắn dây như:
- Bệnh kẻ gân lá: Cây bị bệnh sẽ có màu vàng rực và bị rụng hết lá. Khi gặp bệnh này thì cách duy nhất là phun thuốc để phòng trừ.
- Bệnh sùi đỏ: Quan sát ở đốt của sắn dây sẽ thấy có những vết sần sùi và có màu đỏ. Bệnh này cũng chỉ có cách mua thuốc và phun cho cây.
- Sùng trắng trên cây sắn: Khi gặp bệnh, lá vàng úa, cây chậm phát triển. Để phòng trừ và hạn chế, ta nên làm đất – vệ sinh vườn thật kỹ; thường xuyên xới xáo, vun gốc định kỳ; không sử dụng phân trâu bò tươi để bón;…
Thu hoạch
Khoảng cuối tháng 11-12 âm lịch, nếu quan sát thấy trên lá có nhiều phấn trắng, lá bị rỗ và ngả màu vàng, rụng dần thì đã đến lúc cần thu hoạch. Chú ý tránh làm xây xát củ sắn dây.
Các câu hỏi thường gặp
Nên trồng sắn dây vào tháng 3-4 âm lịch, bởi lúc này cây có thời gian tích lũy tinh bột cao nhất và đến tầm sau tháng 9-tháng 10 là đã có thể thu hoạch.
Có 2 cách để trồng sắn dây. Có thể trồng bằng cách giâm hom hoặc là trồng bằng củ giống. Cả 2 cách ấy đều rất dễ trồng, tuy nhiên cách trồng bằng củ giống sẽ phổ biến và dễ dàng hơn.