Hướng dẫn cách trồng cây măng cụt đúng kỹ thuậtHướng dẫn cách trồng cây măng cụt đúng kỹ thuật

Được mệnh danh là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới, măng cụt là loài cây khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Nam và miền Tây Việt Nam. Không chỉ là loại quả bổ dưỡng, thơm ngon, măng cụt còn mang đến giá trị kinh tế cao cho nền nông nghiệp nước nhà. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu về măng cụt ngay bây giờ nhé, nếu bạn có 1 khoảng vườn vừa đủ thì có thể cân nhắc việc trồng măng cụt tại nhà, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn kĩ thuật trồng măng cụt chi tiết ngay dưới bài viết này.

Đặc điểm

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Bứa. Nguồn gốc của cây được cho là ở các nước Đông Nam Á, tuy nhiên chúng cũng được trồng khá phổ biến ở các nước nhiệt đới. Măng cụt là loài cây trồng lâu năm, thân chắc khỏe, lá xanh dạng dài, cây khi trưởng thành có thể cao tới 25m. Quả tròn, vỏ ngoài dày, khi chín có màu tím đậm. Bên trong là những múi măng cụt mọng nước, ngọt ngào, thanh mát, có khoảng 6-8 múi ở mỗi quả.

Lợi ích của măng cụt

Măng cụt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có lợi đối với sức khỏe con người. Hãy cùng chúng mình điểm qua 1 vài công dụng hữu ích của măng cụt nhé.

Lợi ích của cây măng cụt
Lợi ích của cây măng cụt

Tác dụng chúng viêm (viêm khớp, viêm ruột…): Trong măng cụt có chứa thành phần là anthocyanin và polyphenon, đây là những thành phần chống oxi hóa và ức chế phản ứng viêm trong cơ thể của chúng ta
Tốt cho tim mạch: Kali có trong măng cụt sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt huyết áp. Ngoài ra hàm lượng chất xơ trong chúng còn giúp hòa tan cholesterol, đào thải cholesterol ra ngoài, ức chế quá trình hấp thụ cholesterol vào trong máu, từ đó làm giảm tình trạng mỡ máu.

Tốt cho hệ tiêu hóa nhờ chất xơ

Hiệu quả trong việc khiểm soát cân nặng khi ăn măng cụt mỗi ngày

Cách trồng

Chuẩn bị

  • Giống cây: Mua giống ở các vườn cây, các cửa hàng uy tín, chất lượng. Chọn cây có 2 cặp cành, khoảng 13-14 cặp lá là bạn có thể trồng cây xuống đất vườn nhà mình.
  • Đất trồng: Măng cụt không quá kén đất trồng, hầu hết phát triển trên mọi loại đất trồng, tuy nhiên cây không thích hợp trồng trên nền đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Cây măng cụt phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ.

Tiến hành trồng

Khi trồng nhẹ nhàng tháo bỏ bầu đất, bao nilon, đặt nhẹ nhàng cây xuống hố trồng, đảm bảo không hư hại rễ cây.

Đào hố cho cây rộng khoảng 40-50cm và đào chiều sâu cũng với kích thước tương tự như vậy.

Trước khi trồng thì nên bón lót cho cây khoảng 10-20kg phân chuồng kết hợp phân NPK với mỗi hố cây
Nên trồng cách nhau 8-10m vì khi cây phát triển, tán cây sẽ rất to và rợp. Nếu trồng dày quá thì cây sẽ thiếu không gian để phát triển. Đây là loài cây lâu năm nên chúng ta cần lên kế hoạch trồng cho 1 khoảng thời gian dài.

Cách chăm sóc

Nhiệt độ tốt nhất là ở khoảng 25-35 độ C. Trong thời gian 1-2nawm trồng, bạn nên dùng lưới che nắng để che bớt ánh sáng mặt tròi chiếu vào cây, giảm hiện tượng cháy lá ở măng cụt.

Cách chăm sóc cây măng cụt
Cách chăm sóc cây măng cụt

Tưới nước đều đặn hằng ngày cho cây, đặc biệt là trong mùa khô nắng.

Bón phân giai đoạn đầu khi mới trồng cây: Sau khi trồng khoảng 15 ngày là có thể tiến hành phun bón lá. Sau 20 ngày thì thực hiện phun kích rễ để rễ cây nhanh phát triển hơn.

Bón phân giai đoạn cây ra quả: Bón lần 1 khoảng 10kg phân NPK và 4 kg phân hữu cơ, bón lần 2 gồm 20kg phân NPK và 2 kg phân hữu cơ. Lưu ý trong giai đoạn này không nên bón phâm đạm vì nó sẽ kích thích ra đọt non mới làm chậm quá trình ra hoa của cây.

Phải tỉa cành, tạo tán cho cây ngay sau mỗi mùa thu hoạch.

Thu hoạch

Măng cụt có thể thu hoạch sau 104-106 ngày từ khi cây ra hoa. Ở giai đoạn này, màu vỏ chuyển từ màu tím nhạt sáng màu tím đậm hơn. Hái quả nhẹ nhàng để tránh làm đứt cuống quả.

Xem thêm:

Các câu hỏi thường gặp

Thời gian thích hợp nhất để trồng măng cụt là khi nào?

Măng cụt có thể được trồng quanh năm nhưng bạn nên trồng vào đầu mùa mùa mưa để giảm bớt chi phí sản xuất nhờ tận dụng nước mưa giúp cây phát triển tốt

Các bệnh thường gặp ở cây măng cụt là gì?

Các bệnh thường gặp ở cây măng cụt như chảy nhựa vàng do bọ trĩ tấn cống hay các loài côn trùng gây bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ. Hoặc là bệnh chết nhánh (nhánh cây khô lại, không ra lá) do ánh nắng gây ra
Biện pháp: Thường xuyên ra thăm vườn cây, kiểm tra cho cây, khi cây trồng được 10 ngày trở ra là có thể phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây

Rate this post