Trong căn nhà bếp của mỗi nhà, ớt là gia vị đã quá quen thuộc và gần như không thể thiếu trong các bữa ăn. Ở Việt Nam có 1 số loài ớt khá phổ biến nhưng nổi bật trong số đó phải kể đến ớt chỉ thiên. Bạn có yêu thích món gia vị cay này không? Nếu có thì bạn đã biết cách trồng và chăm sóc cây để có thể thu hoạch được nhiều trái không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về loài ớt này qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm
Ớt chỉ thiên là 1 loài cây nhỏ có thể sống vài năm. Đây là loài cây thân gỗ, cây mọc ra nhiều cành, nhánh; lá cây có hình thuôn dài, mọc so le. Hoa trắng, nhỏ, mọc đơn độc ở mỗi chiếc lá. Cây ớt chỉ thiên cũng là loài ớ đặc biệt khi quả của chúng mọc hướng thẳng lên trời, còn quả của các loại ớt khác thì quả lại hướng xuống đất. Trái ớt chỉ thiên có dạng thuôn dài, nhọn ở phần đầu. Chúng thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị trong các món xào nấu với hương vị cay tê.
Tác dụng
Ớt không những là thực phẩm yêu thích của nhiều người mà còn được dùng như như 1 loại dược phẩm hữu ích có thể chữa được nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, ớt có thể dùng để chữa đau khớp, dùng bôi ngoài những vết côn trùng, rắn cắn. Bên cạnh đó, ớt còn có công dụng hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh như:
- Tốt cho tim mạch: Ớt giàu vitamin C, sắt, canxi, photpho giúp khống chế bệnh tim mạch.
- Phòng chống ung thư: Ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
- Ngăn ngừa tai biến tim mạch: Nghiên cứu cho thấy ớt chứa các hoạt chất giúp lưu thông máu tốt, giúp giảm huyết ap và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
- Đốt chất béo: Ớt cay có những hoạt chất đặc biệt, có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt hiệu quả đốt cháy chất béo
- Tuy nhiên, chú ý không nên ăn quá nhiều ớt trong ngày vì ớt được biết đến như 1 loại thực phẩm cay, gây nóng trong cơ thể, có thể gây ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Cách trồng
Chuẩn bị
Hạt giống: Nên mua hạt giống ớt chỉ thiên F1 tại các cơ sở, cửa hàng uy tín, chất lượng
Đất trồng: Hỗn hợp đất trồng bao gồm 40% đất thịt, 20% phân trùn quế hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục, còn lại là xơ dừa, vỏ lạc, vỏ trứng hoặc trấu hun. Ngoài ra có thể trộn thêm thuốc trừ bệnh sinh học (Trico-DHCT) để diệt trừ nấm bệnh
Chậu trồng: Chọn chậu có đường kính từ 35cm trở lên cho mỗi cây ớt, chậu cần đảm bảo có lỗ thoát nước tốt, thoáng mát
Tiến hành trồng
Xử lí hạt giống: Pha nước theo tỉ lệ 2 sôi:3 lạnh, ngâm hạt giống hạt trong nước tầm 4-5 tiếng. Hạt giống sẽ hút no nước và làm cho quá trình nảy mầm diễn ra nhanh hơn. Sau đó vớt hạt giống ra ủ trong 1 chiếc khăn ẩm trong khoảng 1 tuần. Thỉnh thoảng bạn sẽ bỏ khăn ra kiểm tra, nếu thấy khăn khô thì nên dấp nước vào khăn
Gieo hạt vào chậu cây rồi tưới nước ẩm vào đất. Bạn có thể trồng mỗi hạt vào 1 chậu cây hoặc trồng nhiều hạt vào cùng 1 chậu, mỗi hạt cách nhau khoảng 5cm, khi cây đã phát triển thành cây con, lên được tầm 3-4 lá thì chuyển những cây con sang chậu mới để chúng có không gian phát triển
Cách chăm sóc
Khi vừa gieo hạt có thể đậy 1 lớp nilon quanh thành chậu để côn trùng không thể quậy phá và lớp mang nilon sẽ giúp cây giữ được nhiều độ ẩm hơn.
Để ngăn ngừa sâu bệnh, nấm, côn trụng hại cây nên dùng dầu neem, phun 1 lần/1 tuần.
Cây trồng được 1 tuần thì dùng phân bón vi lượng tưới cho cây.
Sau khi trồng ớt được 10 ngày, cây cao khoảng 15-17cm, tiến hành ngắt đọt cho cây ớt.
Sau khi trồng 21 ngày, bón phân NPK trộn cùng đất, tro trấu và vỏ trứng.
Khi cây cao khoảng 50-60cm thì nên tiến hành làm giàn cho cây vì cây ớt chỉ thiên dễ bị ảnh hưởng bởi gió to hay mưa lớn, dễ làm gãy cành cây.
Thu hoạch
Sau 75-80 ngày từ khi gieo hạt là bạn đã có thể thu hoạch được quả. Trái sẽ chuyển từ mà xanh lá sang màu đỏ tươi, khi đó bạn có thể đem về chế bón trong các món ăn.
Đọc thêm:
- Hướng dẫn cách trồng cây hương thảo tại nhà
- Cách trồng rau muống bằng gốc
- Cách trồng dưa chuột siêu quả
Các câu hỏi thường gặp
Bệnh thán thư: Quả xuất hiện những đốm nâu đen hoặc vàng do nấm gây ra
Cách khắc phục: hái bỏ những trái ớt đã bị nhiễm bệnh, phun thuốc Antracol 70WP, Score 250 EC, Appencarb…
Bệnh đốm trắn lá: Xuất hiện những vết trắng, viền màu nâu đậm
Cách khắc phục: Phun thuốc Copper B 75 WP, Folban 50 SC…
Bệnh thối đọt non: Thường gặp trong mùa mưa, gây hại ở chồi hoa hoặc các nhánh non của cây
Cách khắc phục: Tránh trồng vào mùa mưa, làm hệ thống thoát nước tốt cho cây.
Có thể trồng ớt chỉ thiên vào vụ xuân (Tháng 1 hoặc tháng 2), vụ thu đông (tháng 8-tháng 9).