Golden, hay thường được gọi là Gâu Đần, là một trong những giống chó được yêu thích nhất ở Việt Nam hiện nay. Golden có vóc dáng cân đối, ngoại hình thanh thoát, lại thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt là giống chó vô cùng tình cảm, là lựa chọn số một để nuôi bầu bạn trong gia đình. Bài viết dưới đây, nongphu.net sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nuôi chó Golden Retriever tại Việt Nam, cũng như cách chăm sóc và phòng chống bện thường gặp ở chú cún đáng yêu này nhé!.
Khối lượng thức ăn trung bình mỗi ngày
Mỗi ngày chó golden chỉ nên tiếp nhận lượng thức ăn từ 2.8 – 3.5% tổng trọng lượng cơ thể. Bên cạnh đó, cũng cần phải phụ thuộc vào độ tuổi và đặc tính của mỗi chú chó. Từ đó cân đối lượng thức ăn cho chúng hợp lý. Chẳng hạn như sau:
- Với những chú chó golden con, trong giai đoạn phát triển sẽ cần ăn nhiều hơn với thức ăn dễ hấp thụ hơn so với chú chó golden trưởng thành.
- Với những chú chó hoạt động nhiều hơn sẽ cần lượng thức ăn lớn hơn so với những chú chó ít hoạt động, chạy nhảy.
- Trọng lượng cơ thể không phải lúc nào cũng cùng tỷ lệ với khối lượng thức ăn. Bạn cần theo dõi trọng lượng cơ thể của mỗi con để có thể tăng giảm khẩu phần ăn sao cho hợp lý.
Thành phần dinh dưỡng
Chó golden là giống chó rất dễ nuôi, ăn khỏe nên nhiều gia đình thường có tâm lý cho chúng ăn thức ăn thừa. Do cách này vừa có thể cung cấp được chất dinh dưỡng cho chúng vừa tiết kiệm mà không lãng phí.
Tuy nhiên, thức ăn thừa lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chúng. Trong thức ăn thừa có thể trộn lẫn với xương cá, các loại xương nhỏ,… Dễ dàng khiến phần răng miệng của chúng bị tổn thương.
Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên hạn chế và cẩn thận hơn khi cho những chú chó cưng của mình ăn đồ ăn thừa nhé.
Đối với giống chó Golden Retriever, tính cách của chúng rất phàm ăn. Bạn sẽ không cần phải cố tìm đồ ăn mà nó ưa thích. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý thành phần dinh dưỡng trong lượng thức ăn hằng ngày của chúng, cụ thể:
- Chất protein từ các loại thịt như thịt lợn, gà, cá, bò: chiếm 22 – 28% tổng khối lượng thức ăn.
- Chất béo: chiếm từ 10 -16%, gần như lượng chất béo này đã có đủ trong thịt tươi hay nội tạng tươi tự nhiên. Các chất xơ,tinh bột và vitamin ( có trong các rau củ quả, cơm, khoai, bánh quy,…): chiếm 68 – 56% tổng khối lượng thức ăn.
Lưu ý: Tránh cho cún cưng của bạn ăn thức ăn chưa chín, thịt sống. Vì nó có thể khiến cho chúng bị ngộ độc.
Khẩu phần ăn hợp lý
Về cách nuôi chó golden, bạn nên cho chúng ăn nhiều bữa. Trung bình từ 2– 4 bữa / ngày, cân đối với độ tuổi của mỗi chú chó. Chẳng hạn như sau:
- Với những chú chó con từ 2 – 3 tháng tuổi thì bạn nên cho các bé ăn 4 bữa / ngày.
- Với những chú chó từ 3 – 5 tháng tuổi thì bạn nên cho chúng ăn 3 bữa / ngày.
- Với những chú chó từ 6 tháng tuổi trở lên thì bạn nên cho chúng ăn 2 bữa / ngày. Nếu bạn có thời gian thì bạn nên cho chúng ăn 3 bữa / ngày sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, hãy dành nhiều thời gian bên chú chó của mình. Để cùng nhau vui chơi, thực hiện các hoạt động như đi dạo, chạy bộ,… Điều này giúp cún cưng của mình tiêu thụ bớt lượng calo còn thừa, tăng cường sức khỏe cho chúng.
Đặc biệt, việc chơi đùa cùng với chú chó của mình sẽ giúp bạn giảm stress vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, sức khỏe của bạn cũng được cải thiện đáng kể, giảm bớt sự cô đơn, giúp ta tự tin hơn,…
Các loại bệnh thường gặp & Cách phòng chống
Các bệnh lý chịu ảnh hưởng từ việc di truyền hay gặp một số vấn đề từ gen khá là hiếm gặp. Việc điều trị phải phụ thuộc rất lớn vào các thiết bị y tế.
Ngoài các bệnh lí đó ra, chú chó của chúng ta vẫn hay gặp phải các loại bệnh lí thông thường khác. Dưới đây là cách chăm sóc cũng như phòng chống các loại bệnh đó cho chú chó của bạn:
Bệnh thoái hóa xương sụn tuổi thiếu niên
- Là loại bệnh gặp vấn đề ở các sụn khớp, đặc biệt là khủy tay trong giai đoạn phát triển từ 4 – 9 tháng tuổi.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh: chú cún sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn. Các khớp bị cứng lại khiến chúng không thể gập nổi khủy tay.
- Cách phòng chống: không nên cho chúng ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein . Các loại sữa có chức năng thúc đẩy sự tăng trưởng cũng nên hạn chế.
Bệnh dị ứng
- Chó Golden là giống chó rất dễ bị dị ứng, nhất là đối với các loại phấn hoa hay các sản phẩm về phấn hoa.
- Dấu hiệu nhận biết: hay gãi mặt, cọ xát chân tay.
- Cách phòng chống: tránh cho chó tiếp xúc với phấn hoa, đặt xa các lọ hoa trang trí ở những nơi chúng hay lui tới.
Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó
- Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm. Các bộ phận ở tim, phổi hoặc lá lách sẽ bị ứ huyết khiến chó bị khó thở. Có thể tử vong mặc dù đã được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Dấu hiệu nhận biết: chó bị khó thở dữ dội.
- Cách phòng chống: không nên cho chúng ăn quá nhiều trong một bữa, hạn chế các hoạt động mạnh. Uống nước quá nhiều cũng khiến chúng bị đầy hơi. Nếu không xử lý được lượng không khí dư thừa này ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của chúng.
Bệnh động kinh
- Sự rối loạn thần kinh trung ương khiến chú chó của bạn rơi vào tình trạng co giật.
- Dấu hiệu nhận biết: chó bị co giật.
- Cách phòng chống: đây là loại bệnh thường gặp ở chó. Thường xuyên đưa chó đến các cơ sở y tế thú y để theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu chó xảy ra hiện tượng này hãy nhanh đưa chó đến cơ sở gần nhất để điều trị kịp thời.
Bệnh suy giáp
- Bệnh này có thể khiến chú cún của bạn bị bệnh động kinh và các bệnh lý về da.
- Dấu hiệu nhận biết: Thông thường cún của bạn sẽ bị rụng lông, da bị lở loét, béo phì.
- Cách phòng chống: Đây là loại bệnh khá phổ biến, nên cho chó ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Khi phát hiện ra bệnh, cần phải kịp thời xử lý ngay tránh các biến chứng có thể xảy ra. Điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ với chế độ ăn uống hợp lý.
Bên cạnh đó, khi mua chó golden bạn nên cân nhắc, đặt mua ở những nơi uy tín. Đảm bảo về nguồn gốc, được lai tạo tốt để tránh xảy ra những vấn đề về sức khỏe của chúng sau này.
Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn trong việc chăm sóc chú chó golden. Mong rằng chú bé golden của bạn ngày càng khỏe mạnh hơn. Hãy thường xuyên ghé qua nongphu.net để biết nhiều cách nuôi chó hơn nhé!