Hướng dẫn cách trồng nấm đùi gà tại nhàHướng dẫn cách trồng nấm đùi gà tại nhà

Nấm đùi gà là một nguyên liệu ngon, bổ, rẻ, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau nên được mọi người yêu thích và thường xuyên sử dụng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách trồng nấm đùi gà.

Đặc điểm

Nấm đùi gà được tìm thấy nhiều ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Bắc Phi. Sau đó, nhờ vào sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng hiện đại, nấm đùi gà đã được xuất hiện trên khắp thế giới.

Nấm đùi gà là loại liên nhiệt đới, ưa lạnh, sinh trưởng và phát triển mạnh nhất vào khoảng từ 10-15 độ C.
Nấm đùi gà có thân nhỏ, mình dài, mập dần về phía chân, có thể hình dung nó giống như một chiếc đùi gà. Phần mũ nấm có hình cầu dẹt, thường là màu nâu sẫm. Thân nấm màu trắng dài từ 7-12 cm.

Công dụng

Cung cấp nhiều dưỡng chất: Nấm đùi gà rất giàu chất carb, chất xơ, polysaccharide và chitin. Ngoài ra, loại nấm này chứa khá nhiều axit amin, các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Trong nấm này có chứa một hoạt chất có thể giúp cơ thể hạ đường huyết. Điều này cũng nói lên loại nấm này có khả năng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm thiểu mức đường huyết.

Lợi ích cho đường ruột: Với khả năng tăng cường lượng vi khuẩn có lợi, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm đại tràng, đây là một trong những loại nấm có khả năng hình thành các axit béo, tăng khả năng chống oxy hóa tại bên trong đại tràng, có khả năng điều chỉnh miễn dịch nên giúp chống viêm nhiễm, viêm ruột.

Ức chế được sự phát triển của khối u ác tính: Nấm có thể thúc đẩy các cơ chế hệ miễn dịch. Điều này có khả năng ức chế sự phát triển khối u ung thư ở mức phòng ngừa, các khối u từ thận hay u tế bào nguyên gan.

Hỗ trợ giảm thiểu khả năng loãng xương: Chức năng hỗ trợ tăng cường chuyển hóa các khung xương, có thể giúp cho cơ thể tránh bị giảm đi mật độ chất khoáng ở trong xương cũng như giúp cơ thể ngăn chặn loãng xương bằng cách giảm đi tình trạng mất xương vì thiếu hụt lượng estrogen.

Cung cấp chất chống oxy hóa: Có chứa một hợp chất kháng oxy hóa có khả năng làm sạch cơ thể hiệu quả. Vậy nên, lượng ergothioneine trong nấm sẽ giúp cơ thể bảo vệ sức khỏe một cách tự nhiên rất hữu hiệu.

Cách trồng

a)Chuẩn bị:

Mùn cưa: Khi lựa chọn mùn cưa để thực hiện cách trồng nấm đùi gà cần lưu ý không được chọn mùn cưa của những cây có thân gỗ quá cứng và có chứa tinh dầu. Mùn cưa trước khi dùng phải được xử lý khô ráo và bảo quản trong điều kiện môi trường phù hợp. Không sử dụng mùn cưa bị ẩm mốc hay đóng tảng.
Bông.

Cách trồng nấm đùi gà
Cách trồng nấm đùi gà
  • Cám ngô.
  • Cám gạo.
  • Bột nhẹ.
  • Nước vôi 1%.
  • Túi nilon.

b)Cách trồng:

Bước 1: Xử lý nguyên liệu:

Mùn cưa: Cho ra nền sạch và trộn với nước vôi 1%. Trộn đều cho đến khi thấy mùn cưa đạt độ ẩm nhất định. Dùng túi nilon đậy và ủ mùn cưa thành đống, sau khoang 2-3 ngày mùn cưa sẽ ngấm nước và trương nở ra.

Bông: Chúng ta phải làm giảm độ axit trong bông bằng cách ngâm bông với nước vôi 1%. Vắt nhẹ và phơi bông để bớt nước. Dùng túi nilon ủ trong vòng 36 giờ. Lưu ý ủ trong môi trường sạch sẽ, không bụi bẩn.

Bước 2: Trộn nguyên liệu:

  • Trộn đều bột nhẹ, bột ngô và cám gạo lại với nhau.
  • Trộn mùn cưa và bông đã ủ thật đều với nhau.
  • Rắc đều tất cả những nguyên liệu bột, cám đã trộn vào hỗn hợp mùn cưa và bông đã trộn.
  • Đảo đi đảo lại nguyên liệu bằng xẻng khoảng 3 – 4 lần.

Bước 3: Trồng nấm:

Hỗn hợp nguyên liệu đã chuẩn bị đem đóng gói vào các túi nilon, sau đó buộc chun, bông nút và đậy nút lại. Đem các túi nguyên liệu ấy đi khử trùng trong vòng 12 giờ. Sau đó đem kiểm tra, những túi nguyên liệu có mùi thơm, không bị lên men là đạt chuẩn.

Vệ sinh thật kỹ các dụng cụ cấy giống. Mở nắp và đặt chai giống nằm nghiêng, cấy từ 6-7 gam giống vào bề mặt túi nguyên liệu. Sau khi cấy nhớ đậy nắp lại.

Cuối cùng là ươm sợi sau khi cấy giống. Không cần tưới nước và phải hạn chế việc di chuyển các túi nguyên liệu. Sau khi cấy khoảng 1 tháng, khi thấy sợi nấm mọc kín túi thì tháo nắp ra. Để kích thích hình thành quả thể hãy cào lớp giống mỏng trên bề mặt túi bằng thìa nhỏ.

Cách chăm sóc:

  • Nên tiến hành phun sương trước miệng túi và phun ẩm khi nấm xuất hiện quả thể.
  • Nên cung cấp nước cho cây nấm mỗi ngày 2 đến 3 lần.
  • Nếu nấm mọc thành từng chùm phải dùng dao cắt tỉa bớt, để lại 2 – 3 cây để nấm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Thu hoạch

Hái nấm đùi gà có thể đem đi bán hoặc nấu ăn cho gia đình
Hái nấm đùi gà có thể đem đi bán hoặc nấu ăn cho gia đình

Khi nấm phát triển hoàn chỉnh, có mủ quả thể phẳng và màu sáng là có thể tiến hành thu hoạch. Cần thu hoạch nấm đúng lúc vì chất lượng và năng suất nấm sẽ giảm nếu thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn. Dùng tay kéo nhẹ phần cuống nấm là được.

Xem thêm:

  1. Cách trồng lạc bằng hạt đúng kỹ thuật
  2. Cách trồng cải xoong bằng hạt ngay
  3. Cách trồng mộc nhĩ tại nhà đúng kỹ thuật

Câu hỏi thường gặp

Nên trồng nấm vào thời điểm nào?

Trả lời: Tháng 12 đến tháng 2 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất để trồng nấm đùi gà. Với công nghệ nhà lạnh như hiện nay thì có thể trồng nấm đùi gà quanh năm. Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng nấm đùi gà dễ thực hiện hơn rất nhiều.

Trồng nấm đùi gà có cần chú ý ánh sáng không?

Trả lời: Có. Ánh sáng rất quan trọng trong giai đoạn nấm đùi gà hình thành quả thể, khi này nấm cần ánh sáng khuếch tán. Tuy nhiên, ở giai đoạn nuôi sợi nấm không cần có ánh sáng vì nấm không có diệp lục.

Rate this post