Cây rau má là loại cây thân thảo. Bạn đã biết lý do cây rau má được goi là thần dược chưa. Hãy cùng nongphu.net tìm hiểu vấn đề này và tác dụng cây rau má đối với sức khỏe chúng ta nhé!
Nguồn gốc
Cây rau má hay còn gọi tích tuyết thảo; lôi công thảo hoặc liên tiền thảo. Nó thuộc họ Hoa Tán có tên khoa học là Centella asiatica hoặc Hydrocotyle asiatica. Là một loại thảo dược, mọc lan trên mặt đất có lá tròn tạo hình quạt. Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Madagascar, Việt Nam, Indonesia, các bán đảo Thái Bình Dương, Australia… Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
Thành phần trong rau má
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, các saponin triterpennoid nhóm ursan (asiaticosid,madecassosid), alkaloid, flavonol,triterpen, tinh dầu, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, … Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch. Nhờ đó mà Rau má thường xuất hiện trong các đơn thuốc của y học cổ truyển trung hoa hay y học cổ truyền Ayurvedic.
Công dụng của cây rau má
Rau má có vị đắng, có tính hàn, vào được ba kinh: Can, Tỳ và Thận. Rau má có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm, giải độc. Cao rau má điều trị các vết thương nhiễm trùng, điều trị bỏng. Saponin toàn phần của rau má đã được nghiên cứu thấy có tác dụng tăng tổng hợp collagen và fibronectin. Tác dụng này có thể giải thích được tác dụng chóng làm lành vết thương của rau má.
Rau má có tác dụng hỗ trợ trị bệnh tim mạch. Rau má có tác dụng giảm sưng, giúp lưu thông máu trong cơ thể Người bị thừa cân béo phì, xơ vữa động mạch máu ăn rau má sẽ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra. Có tác dụnghạ huyết áp, tăng cường trí nhớ, thị lực. Những tác dụng này đã được thử nghiệm trên mô hình động vật và các hóa chất thực vật khác nhau như axit asiactic, asiatoside, hợp chất polyphenolic, …được chứng minh là có hiệu quả đối với những loại bệnh này.
Rau má cải thiện tình trạng mệt mỏi, lo lắng. Một số người còn sử dụng rau má để trị say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan, khó tiêu, đau dạ dày,…
Ngoài ra rau má còn được chế biến thành các món ăn dinh dưỡng hằng ngày như canh rau má thịt bằm, gỏi rau má, nước rau má,…
Trên đây là những thông tin mà nongphu.net cung cấp về tác dụng của cây rau má. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích đối với bạn.