Cây nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhằm giúp bà con canh tác cây nhãn theo phương pháp hữu cơ bền vững đạt năng suất và chất lượng vượt trội, nongphu.net xin gửi tới bà con Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn đơn giản và hiệu quả.

Cách trồng cây nhãn 1

Chọn giống

Cần mua cây nhãn giống tại các cơ sở nhân giống có uy tín và nên trồng các cây nhãn được nhân giống vô tính ( cành chiết hoặc cây ghép ) từ các cây nhãn đầu dòng đã quan bình tuyển, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định, cây nhanh ra quả với cơ cấu hợp lý giữa các trà nhãn chín sớm, chính vụ, nhãn muộn để rải vụ thu hoạch và khắc phục các yếu tố bất lợi do thời tiết gây ra.

Thời vụ trồng

Cây nhãn có thể trồng quanh năm ; trong đó thời gian trồng thích hợp nhất là vụ xuân ( từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu ( từ tháng 8 đến tháng 10).

Khoảng cách, mật độ trồng

Tùy thuộc vào giống cây, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý. Với cây nhãn, mật độ trồng thích hợp là 8m*8m; 8m*10m hoặc 10m*10m. Để tăng hiệu quả sử dụng đất nên trồng xen các loại cây rau màu, cây họ đậu vừa cho thu hoạch, vừa giữ ẩm và tăng độ màu cho đất hoặc trồng thêm 1 cây vào giữa khoảng cách trên. Sau 7-10 năm, khi cây giao tán tiến hành cắt tỉa bỏ dần những cành ở giữa.

Chuẩn bị đất, hố trồng

-Bộ rễ nhãn có khả năng chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ và làm cho cây bị chết. Do đó, cần trồng nhãn trên cao, mô đất đắp hình tròn rộng, đường kính mô đất khoảng 1m, cao 50 – 60cm. Đặc biệt, ở một số vùng có địa hình thấp cần đào mương, lên luống. Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, luống rộng hay hẹp. Thường luống có chiều rộng 8m, mương rộng 1– 2m, sâu 1m. Cần chú ý làm bờ bao quanh, cống thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.

– Cần đào hố với kích thước (dài x rộng x sâu) là 0,6m x 0,6m x 0,3m – 0,5m. Bón lót mỗi hố 25-50kg phân chuồng hoại mục + 0,5 kg NPK có hàm lượng đạm và lân cao điển hình là NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE và 0,1kg vôi bột. Hỗn hợp phân trộn đều với đất, phá thành hố sau đó cho hỗn hợp phân đất xuống hố, đắp ụ cao so với mặt đất 50 – 60cm. Trường hợp không có phân chuồng, có thể sử dụng phân lân vi sinh thay thế với lượng bón từ 10 – 15 kg/ hố. Đối với trường hợp trồng nhãn trên đất tận dụng (bờ mương, bờ máng…), cần đắp mô với bề mặt lớn hơn 1,5 m2 và cao hơn mực nước lúc cao nhất là 70 cm. Các công việc trên thực hiện xong trước 10 -15 ngày trồng cây nhãn.

Cách trồng cây nhãn 2

Kỹ thuật trồng cây nhãn

Kỹ thuật trồng cây nhãn tương đối đơn giản

Đào hố nhỏ ở chính giữa ụ, đặt bầu vào vị tri giữa hố sao cho mặt bầu ngang với mặt ụ, dùng dao sắc rạch và bỏ túi nilon ngoài bầu, tháo bỏ gấy ghép quanh mắt ghép để tránh cho cây nhãn khỏi bị hiện tượng thắt và sùi thân, vun đất và nén chặt đất xung quanh bầu, ủ 1 lớp rơm rác hoặc cỏ khô quanh gốc, cắm cọc buộc cố định cây và tưới ngay sau khi trồng. Nếu thời tiết quá nắng nóng, cần cắm cọc che phủ phía trên cho cây để tránh nắng, tránh thoát hơi nước.

Chăm sóc cây nhãn giai đoạn kiến thiết cơ bản

Trong tuần đầu tiên, mỗi ngày tưới cho cây một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau đó cách 2-3 ngày tưới cho cây một lần cho đến hết tháng đầu kể từ khi trồng cây. Khi cây đã hồi phục tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn luôn đủ độ ẩm .
Trong giai đoạn đầu, khi cây bắt đầu bén rễ, ngoài việc tưới thường xuyên giữ ẩm, nên sử dụng phân bón lá như Komix, Bayfolan, Thiên Nông… phun theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì, định kỳ 10-12 ngày một lần, có thể pha lẫn thuốc trừ sâu để giảm công. Trong thời gian cây chưa khép tán, nên trồng xen cây ngắn ngày như đậu, đỗ vừa cho thu hoạch, vừa giữ ẩm và làm tăng độ màu cho đất.
Cần bón phân qua gốc kết hợp phun phân qua lá khi cây ra đợt lộc để lộc phát triển tốt. Nên dùng phân NPK có hàm lượng N, P, K cao và có tỷ lệ cân bằng nhau: điển hình là NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE hoặc NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE để cây phát triển cân đối rễ, thân, cành lá. Dùng NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE thì lượng bón tăng dần theo năm, năm đầu tiên nên bón: 0,5 – 1 kg/cây/năm, năm thứ 2 là: 1-1,5 kg/cây/năm, năm trước khi cây đưa vào khai thác quả, lượng bón tăng lên 1,5-2 kg/cây/năm . Phân được chia và bón làm nhiều lần theo các đợt lộc theo cách rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây sau đó lấp một lớp đất mỏng lên trên hoặc hoà phân vào nước tưới cho cây.

Tạo tán

Nhằm tạo cho cây nhãn có bộ tán thấp, hình mâm xôi, thuận lợi cho việc chăm bón, tỉa cành, phun thuốc và thu hoạch, khi cành ghép dài chừng 30 -40 cm nên bấm ngọn để định cành cấp 1 cho cây. Khi cành cấp 1 dài 30 – 40 cm lai bấm ngọn tiếp để tạo cành cấp 2, từ đây sẽ mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6 -8 cành cấp 2 và 12 – 16 cành cấp 3.
Chú ý: chỉ để lại những mầm nẩy từ mắt ghép ra còn lại những mầm dưới mắt ghép đều phải cắt bỏ hết.

Cách trồng cây nhãn 3

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi trong Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.Hy vọng bạn sớm có được một vườn nhãn sai chín như mong muốn!

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *