Hướng dẫn cách nuôi cá trắm cỏ tăng năng suất caoHướng dẫn cách nuôi cá trắm cỏ tăng năng suất cao

Nuôi cá trắm hiện nay đang được nhiều người chú trọng đến cách nuôi đạt hiệu quả và tăng năng suất cáo và cá trắm cỏ là loài cá thuộc họ cá chép, có khả năng sống đến tận 21 năm. Hiện nay việc nuôi cá trắm cỏ để lấy thịt rất phổ biến, cách nuôi cũng đơn giản nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thì đòi hỏi phải có kỹ thuật chăn nuôi tốt.Vậy để có kỹ thuật chăn nuôi tốt sau đây nongphu.net sẽ hướng dẫn cách nuôi cá trăm cỏ giúp người dân tăng năng suất cao.

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Cách nuôi dưới đây là cách nuôi thông dụng của nhiều người mang lại năng suất cao. Bà con cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

1. Chuẩn bị trước khi nuôi cá trắm cỏ

Hiểu về đặc tính của cá trắm 

Cá trắm cỏ (nhiều nơi gọi cá trắm trắng) là loài cá sống ở nước ngọt, ưa nước sạch. Con cá trưởng thành có thể dài gần 2m nặng hơn 40kg. Chính bởi chúng vô cùng dễ nuôi và nhanh lớn nên dù thịt không thơm ngon như cá trắm đen thì vẫn được nuôi bán phổ biến ở các chợ địa phương. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Về đặc điểm sinh học thì cá trắm cỏ có thân hình trụ dài, bụng tròn nhỏ dần về phía đuôi. Chiều dài thân cá lớn gấp 3,4 lần chiều rộng hay chiều cao của chính nó. Miệng cá tròn, không có râu, hàm trên rộng hơn hàm dưới tạo thành hình vòng cung. Các nếp mang có màu hồng nhạt. So với cá loài khác thì mang ngắn và ít chỉ khoảng 15-19 nếp gấp.

Cơ thể cá trắm có 3 màu, toàn bộ phần hông cá có màu vàng xen lục không rõ ràng. Ánh mặt trời chiếu vào mới rõ nét. Dọc sống lưng có màu nâu sẫm và phía bụng dưới thì là màu xám nhạt.

Cá trắm nếu người không chuyên nhìn qua rất dễ nhầm lẫn với cá chép vì nó thuộc họ cá chép nên có nhiều điểm tương tự. Vậy nên bạn cần biết rõ đặc điểm nhận dạng của cá trắm trước khi nuôi.

Cá trắm rất dễ nuôi, trong tự nhiên thức ăn của nó là cỏ, rong nước hay các động vật phù du trong nước như tép, cá vụn,… Còn trong quá trình nuôi người ta thường sản xuất thức ăn nhân tạo như viên thức ăn cho cá hay các sản phẩm còn thừa trong quá trình làm ngũ cốc.

Chuẩn bị ao nuôi

Chuẩn bị trước khi nuôi cá trắm cỏ

Để đạt năng suất cao thì nên tận dụng các tài nguyên sẵn có ở địa phương để xay dựng ao nuôi.

Diện tích ao nuôi phụ thuộc vào điều kiện của từng hộ dân trung bình từ 300- 1000 m2 là tốt nhất. Cá trắm cỏ ưa nước sạch nên ao nuôi phải quang đãng, nếu nước tù thì tát cạn, rải vôi để khử trùng tránh bệnh tật cho cá. Bờ ao chắc chắn, nạo vét bùn dưới đáy ao chỉ để lại 1 lớp dày khoảng 20cm.

Mức nước nuôi cá cũng cần có tiêu chuẩn nhất định. Nông hoặc sâu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cá trắm. Trung bình là khoảng 1-1,2 m, có bờ tường để không thất thoát nước ra ngoài.

Hàng năm sau khi thu hoạch cá thì phải tu sửa ao nuôi, tát cạn nước cũ, nhổ bỏ cỏ dại và dọn bùn đọng. Rắc vôi bột quanh đáy ao để diệt sạch mầm mống sâu bệnh. Cứ 100m2 rải 10kg vôi. Phơi nắng 3-7  ngày cho mùn phân hủy hết trước khi bơm nước mới vào ao.

Lấy nước vào đáy ao: Nước lấy vào ao phải đảm bảo là nước sạch không tù đọng, độ ph an toàn 6,5. Giăng lưới mắc nhỏ khi tát nước để tránh có cá tạp theo vào phá hủy môi trường sống của cá trắm.

Trước khi thả cá 3 ngày, bón khoảng 20 – 30kg phân chuồng ủ mục khắp ao để làm thức ăn cho cá.

Bài viết trên này mong rằng sẽ giúp ích cho bạn và bà con nông dân về cách nuôi cá trắm cỏ.Các bạn hãy theo dõi chia sẻ và tham khảo những bài viết khác tại nongphu.net nhé.Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Rate this post