Trong hệ thống nuôi thuỷ sản nước ngọt đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh trên cá mỗi ngày càng phát triển, trong khi đó người nuôi vẫn đang còn nuôi theo kinh nghiệm là chính, việc phòng bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên trong quá trình nuôi, mỗi khi cá bị bệnh việc chữa trị còn lúng túng gây thiệt hại lớn đến kinh tế hộ. Sau đây nongphu.net đưa ra một số phương pháp cách điều trị bệnh ở cá trắm cỏ và cách nuôi cá trắm cỏ như thế nào tốt tăng năng suất.
Các đối tượng nuôi truyền thống lâu nay như mè, trôi, trắm, chép vẫn được duy trì và thả nuôi với nhiều hình thức như: nuôi chuyên, xen ghép, lồng bè.v.v..do được thị trường ưa chuộng, thịt thơm ngon, chi phí thấp, nên cá trắm cỏ vẫn là đối tượng được các hộ chọn nuôi thả chính trong ao, lồng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá trắm cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn nhất đó là dịch bệnh. Đặc biệt bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và vi rút gây thiệt hại lớn nhất đối với nghề này. Về mùa vụ, thông thường cá phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25 – 32 độ C, xuất hiện vào cuối Xuân đầu Hè ( từ tháng 3 đến tháng 5 ) và mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10.
Các bệnh cá trắm cỏ thường gặp
Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ thể hiện ở hai dạng đó là xuất huyết đóm dỏ do vi khuẩn và vi rút gây ra. Đối với cá bị bệnh bà con cần phân biệt một cách chính xác những dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của từng loại để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Về dấu hiệu bệnh lý bên ngoài chúng đều biểu hiện giống nhau: cá kém ăn hoặc bỏ ăn bơi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá màu tối, mất nhớt và khô giáp, trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ, đặc biệt cá có mùi tanh đặc trưng. Khi giải phẫu và quan sát, ruột xuất huyết và không có thức ăn, cơ quan nội tạng đều xuất huyết và có dịch.
Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn: dấu hiệu bệnh lý đó là vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, dần dần các vết loét ăn sâu vào cơ thể. Khi giải phẩu và quan sát cá bị bệnh ta thấy ruột chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử. cá bị bệnh từ 1 – 2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30 – 40%.
Còn với cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút: dấu hiệu bệnh lý là xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều xuất huyết đặc biệt là dưới lớp da xuất huyết, cá bị nặng toàn thân xuất huyết, tróc vẩy và lớp da của cá làm cơ dưới da có màu đỏ. Quan sát bên trong thành ruột xuất huyết cục bộ nhưng không hoại tử. Nếu cá bị bệnh 3 – 5 ngày có thể chết và tỉ lệ chết từ 60 – 80% nhiều ao tỉ lệ chết 100%.
Biện pháp phòng bệnh
Khi cá bị bệnh thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, do đó chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá. Qua mỗi vụ nuôi cần có thời gian tẩy trùng ao, lồng nuôi, giống thả phải đạt kích cỡ và không có mầm bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp ( dưới 2 con/m2 ).
Trong quá trình nuôi thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi với liều lượng 2kg vôi bột/100m3, định kỳ một tháng bón từ 1 – 2 lần. Vôi được hoà loãng với nước tạt đều khắp ao. Đối với lồng nuôi cá thường xuyên treo túi đầu nguồn nước, liều lượng 2- 4kg/100m3 nước lồng.Trong khẩu phần ăn hàng ngày giảm lượng thức ăn xanh tăng thức ăn tinh, cho ăn đầy đủ không để cá bị đói và bổ sung các loại vitamin C, B.complex. Đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh
Cách trị bệnh
Nếu cá bị bệnh xuất huyết do vi rút ( không có biện pháp trị bệnh ): nên khoanh vùng để tiêu huỷ đàn cá bệnh và có biện pháp tẩy trùng ao nuôi kịp thời tránh bệnh lây lan sang những vùng nuôi xung quanh.
Đối với bệnh xuất huyết do vi khuẩn: chúng ta có thể sử dụng một trong các loại thuốc để phòng, trị cho cá như:Thuốc KN – 04- 12 cho cá ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g thuốc/kg cá/ ngày, để phòng bệnh hoặc 6 – 10 ngày liên tục, liều lượng 4g thuốc/kg/ngày. Thuốc Tiên Đắc 1 dùng 10g thuốc/40kg cá cho ăn trong 3-4 ngày liên tục vào các tháng 3, 5 và tháng 8, 10 hoặc dùng 50g thuốc/40kg cá cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.
Biện pháp phòng bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ là đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt khá phổ biến hiện nay, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình nuôi, cá trắm cỏ thường gặp các bệnh như viêm ruột (đốm đỏ), trùng quả dưa (đốm trắng). Các bệnh này nếu không phát hiện và có biện pháp phòng, trị kịp thời sẽ làm cho cá bị chết. Sau đây là biện pháp phòng, trị các bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ:
Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) thường gặp ở cá trắm cỏ hơn một tuổi, là loại bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn gây hại qua mang, qua thức ăn. Vì vậy, nếu môi trường nước và thức ăn không sạch sẽ gây bệnh viêm ruột cho cá trắm cỏ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa hè, mùa thu (miền bắc), mùa mưa (miền nam). Do đó, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là không để cá bị sốc do môi trường nước thay đổi; thường xuyên bón vôi bột xuống ao nuôi để khử trùng và kiềm hóa môi trường nước. Bình quân bón vôi bột hai tuần một lần, mỗi lần 2 kg/100 m3 nước.
Ngoài ra, có thể bổ sung vi-ta-min C vào thức ăn cho cá; dùng thuốc KN-04-12 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cho cá ăn với liều lượng 2g/kg cá/ngày, liên tục trong ba ngày; tiêm vắc-xin vi khuẩn A.hydrophila phòng bệnh cho cá. Nếu cá bị mắc bệnh, có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn; dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh, thuốc phối chế KN-04-12, liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục từ năm đến bảy ngày.
Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng) biểu hiện ở cá: da, mang, vây bị có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm, mầu hơi trắng đục, có thể thấy bằng mắt thường; da, mang cá có nhiều nhớt, mầu sắc nhợt nhạt; cá nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ. Bệnh này thường xảy ra vào mùa xuân, mùa đông (miền bắc), mùa thu (miền nam). Ðể phòng bệnh cho cá, không thả chung cá bị nhiễm bệnh với cá khỏe; thời gian cách ly phụ thuộc nhiệt độ; tẩy dọn kỹ ao, phơi đáy ao ba, bốn ngày để diệt tạp.
Ðể trị bệnh trùng quả dưa cho cá cần chú ý đến hai giai đoạn trong chu kỳ sống. Diệt trùng ở giai đoạn ấu trùng dễ hơn giai đoạn ký sinh. Thuốc và hóa chất trị bệnh trùng quả dưa rất đa dạng: dùng xanh-ma-la-chít phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,1-0,3 ml/m3, hai lần/tuần; dùng pho-ma-li nồng độ 200-250 ml/m3 tắm cho cá 30-60 phút, hoặc phun xuống ao 20-25 ml/m3, hai lần/tuần.
Cách chăm sóc cá trắm cỏ
1. Chăm sóc.
Sau khi thả cá giống phải đặc biệt chú ý đến việc cung cấp thức ăn cho cá bằng cách:
Bón phân hữu cơ: Như phân lợn, gà trâu, bò, phân bắc (Đã được ủ với 5% vôi bột trước đó 15 – 20 ngày) thường 5 – 7 ngày bón 1 lần mỗi lần 8 – 10kg/100m2đáy.
Bón phân vô cơ:có thể bón kết hợp phân hữu cơ hoặc 7 – 10 ngày bón 1 lần vói lượng 0,3 – 0,5kg đạm+ 0,6 – 1kglân/100m2 đáy. Số lượng phân này hòa tan vào nước té khắp mặt ao. Phân vô cơ có tác dụng hỗ trợ với phân hữu cơ tạo điều kiện phát triển nhanh những sinh vật làm thức ăn cho cá.
Phân xanh: Cứ 10 – 15 ngày thả 1 lần các loại cây xanh với lượng 20 – 30 kg /100m2, sau 1 tuần cây xanh thối rữa thì rũ xác vớt lên bờ. Phân xanh có tác dụng làm tăng chất ding dưỡng trong nước
Cho ăn thức ăn tinh: Có thể cho một số loại thức ăn như cám gạo, ngô, bã đậu, bã rượu, khô dầu bột cá nhạt, ột đầu tôm, thức ăn công nghiệp, phụ phẩm, lò mổ…
Đối với cá truyền thống: Mỗi ngày cho ăn 1 lần với lượng 3 – 5% trọng lượng cá trong ao.
Đối với cá giống mới lượng thức ăn bình quân suốt chu kỳ nuôi mỗi ngày từ 5- 7% trọng lượng cá trong ao, cho ăn vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.thường sáng 7 – 8 giờ chiều 16 – 17 giờ.
Tùy theo từng loại thức ăn mà cho ăn trôi nổi hoặc nắm thành nắm cho vào giàn cố định
Một số nguồn thức ăn khác
– Phải tìm mọi cách để tận dụng các nguồn thức ăn, phân bón như gieo trồng cây phân xanh trên bờ, kết hợp nuôi cá với nuôi lợn, nuôi vịt tận dụng đất trồng rau, bèo, cây xanh.
Quá trình chăm sóc cho cá cần chú ý một số điểm sau:
Lượng phân và các loại phân bón trong ao phải tùy thuộc vào số lượng, cơ cấu đàn cá nuôi, vùng nước và thời tiết. Vì nếu thừa phân sẽ gây ô nhiễm môi trường còn thiếu phân cá không phát triển được
2.Chăm sóc
Hàng ngày kiểm tra:
Lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chình phù hợp
Môi trường cá sống tốt hay xấu. Định kỹ 15 – 20 ngày bón vôi xuống ao với lượng 2 -3 kg.100m3 nước.
Khả năng hoạt động của cá: Cá có bịểu hiện nhiễm bệnh hay không để có biện pháp khắc phục
Thường xuyên thêm nước vào ao tạo môi trường tốt cho cá hoạt động và tăng nguồn thức ăn trong ao,cứ 10 – 15 ngày thêm một lần mỗi lần thêm 20 – 30cm,30 – 35 ngày thay nước cho ao 1 lần,mỗi lần thay 1/2 – 2/3 lượng nước trong ao.
Nếu thời tiết không bình thường, quá nóng hoặc quá rét thì thả bèo tây, hoặc bèo cái. Ép dồn 1/3 diện tích ao cho cá trú mát. Mùa đông thả bó rơm rạ to xuống ao cho cá trú rét.Trên đây là bài viết về cách chăm sóc và điều trị bệnh ở cá trắm cỏ, ngoài ra các bạn có thể tham khảo bài viết về cách nuôi cá trắm cỏ và nhiều bài viết khác tại trang nongphu.net.Các bạn hãy theo dõi tham khảo và chia sẻ bài viết tại đây nhé.Cảm ơn đã xem bài viết!