Hướng dẫn cách trồng cây sả ăn không hếtHướng dẫn cách trồng cây sả ăn không hết

Sả được biết đến như 1 loại gia vị thơm ngon trong các món ăn của người Việt. Nhờ có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cho con người mà sả còn được xem như 1 loại thần dược. Hôm nay, chúng mình sẽ hướng dẫn cho các bạn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sa chi tiết ngay tại nhà nhé

Đặc điểm

Sả có tên khoa học là Cymbopogon, thuộc họ Poaceae, được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Chúng là loài cây sống lâu năm, mọc thành bụi, bụi sả to lớn có thể cao lên tới 1m. Lá cây mỏng và dẹt, dài như lá lúa. Lá thường được dùng cho việc xông hơi. Còn củ sả thường được đem đi chế biến cùng các món ăn. Củ sả có màu trắng hoặc hơi tía ở vỏ bên ngoài.

Tác dụng của cây sả

Lợi ích của cây sả đem lại
Lợi ích của cây sả đem lại

Sả được dùng như 1 loại gia vị rất phổ biến ở nước ta, được chế biến cùng các nguyên liệu khác trong mỗi bữa ăn nhờ hương vị thơm ngon của chúng. Bên cạnh đó, sả cũng được ứng dụng làm dược liệu chữa được nhiều bệnh cho con người. Trong củ sả có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và phong phú như sắt, magie, kali, kẽm…với các tác dụng như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Hỗ trợ huyết áp
  • Phòng chống ung thư
  • Giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc, tốt cho hệ thần kinh
  • Thanh lọc cơ thể

Cách trồng

Cách trồng cây sả

Chuẩn bị

Giống trồng: Chọn những thanh sả to, khỏe, không có mầm mống bệnh tật. Mỗi thanh cây để khoảng 15cm.

Đất trồng: Hỗn hợp đất để trồng sả gồm 50% đất thịt, 20% phân chuồng đã ủ hoai mục và còn lại là trấu hun hoặc xơ dừa để tăng độ tơi xốp của đất.

Chậu trồng: Cây sả thường mọc thành từng bụi, phát triển rậm rạp, thế nên cần chuẩn bị chậu cây lớn có đường kính từ 50cm trở lên.

Chậu nước với mực nước trong chậu khoảng 3-5cm

Tiến hành trồng

Tách khoảng 2-3 lớp vỏ bên ngoài để mắt cây sả khi ngâm vào nước sẽ mau mọc cây con.

Ngâm thanh sả vào chậu nước, lưu ý đặt đầu có chứa mắt xả xuống chậu nước, phần thân còn lại để tựa lên thành chậu. Những mắt sả khi ngâm nước sau vài ngày là chúng co thể mọc thành cây con.

Đem chậu ngâm sả đặt ở nơi có bóng mát và ánh nắng, có thể là ở ngoài mái hiên, hay ở những nơi gần cửa sổ, dưới tán cây. Sau 5 ngày ngâm, mắt cây sả đã mọc thành cây con và ra rễ. Nếu sau 5 ngày ươm mà thấy rễ cây sả mọc ít thì có thể để ươm 2-3 ngày nữa rồi mới mang ra trồng.

Mỗi chậu khoảng 4 cây, đào hốc đất từ 3-5cm, đặt thanh sả vào và lấp đất lại, tưới 1 lớp nước vừa đủ ẩm cho cây ngay sau khi trồng. Lưu ý nên trồng sả vào lúc chiều mát.

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc cây sả cực kỳ đơn giản
Cách chăm sóc cây sả cực kỳ đơn giản

Tưới nước đều đặn hằng ngày cho cây.

Sả là cây ưa nắng nên đặt chậu sả ở nơi có thật nhiều nắng để cây phát triển tốt nhất.

Sau 2 tháng trồng, sả đã phát triển thành bụi, khi này nếu bạn muốn nhân giống thì có thể tách các tép sả sáng chậu mới để trồng. Trong thời gian này nên bón phân hữu cơ cho sả, nên bón 1 lớp phân mỏng lên bề mặt để cây phát triển.

Thu hoạch

Sả trồng sau hơn 2 tháng là đã có thể thu hoạch. Tách các tép sả đã lớn từ bụi sả rồi đem vào chế biến, làm nguyên liệu cho các bữa ăn. Nếu cắt gốc khoảng 2-3cm là bạn có thể tiếp tục đem đi nhân giống vào chậu mới.

Nếu bạn muốn thu hoạch lá sả để xông hơi thì có thể dùng dao cắt 15cm lá cây tính từ phần ngọn.

Đọc thêm:

  1. Cách trồng vạn niên thanh bằng nước
  2. Cách trồng khoai lang trong chậu
  3. Cách trồng hoa cát tường bằng cành

Các câu hỏi thường gặp

Từ sả người ta có thể chế biến thành tinh dầu sả, chúng có tác dụng gì?

Tinh dầu sả thường có mùi thơm dịu giúp xua đuổi muỗi và côn trùng. Ngoài ra tinh dầu sả còn được dùng trong ngành làm đẹp và chữa bệnh

Rate this post