Nhắc đến đinh lăng, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ về những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của giống cây này. Nhiều người coi chơi đinh lăng như một thú vui chơi bonsai. Dù cần nhiều diện tích để sinh trưởng, nhưng đinh lăng vẫn có thể được trồng và chăm sóc tại nhà. Hãy cùng nongphu.net tìm hiểu cách trồng đinh lăng đơn giản nhé.
Chuẩn bị
Chậu cây: Nên chuẩn bị chậu cây có kích thước lớn. Nếu không thì sau này bạn cần phải thay chậu để đảm bảo không gian cho cây sinh trưởng. Chậu có đáy thoát nước sẽ tốt hơn cho đinh lăng.
Đất trồng: Hỗn hợp đất dựa trên than bùn rêu với perlite được thêm vào để thoát nước tốt. Cây đinh lăng cần độ ẩm. Nên nếu bạn không tự chuẩn bị được loại đất này thì chỉ cần làm đấy tơi xốp, bổ sung chất dinh dưỡng và độ ẩm là được.
Giống: Đinh lăng thường được trồng bằng cách giâm cành. Lấy cành giâm dài khoảng 10 cm vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè. Cắt ngay bên dưới một nút lá (nơi lá bám vào thân cây) và loại bỏ các lá thấp hơn. Chọn những cành khỏe mạnh, xanh tốt để cho kết quả tốt hơn
Cách trồng
Lấy hom giống trồng vào bầu đất
Để có kết quả tốt nhất, nhúng đầu cắt trong bột rễ hóc môn trước khi chèn vào hỗn hợp bầu ẩm. Che phủ bằng một túi nhựa để giữ độ ẩm.
Giữ ấm nhất có thể và tránh ánh nắng trực tiếp.
Nó có thể mất một vài tuần để cây ra rễ, vì vậy hãy kiên nhẫn.
Lấy hom giống đã nhân giống rồi cắm vào đất đã chuẩn bị sẵn. Nhớ khi trồng xong nên tưới nước đủ ẩm.
Chăm sóc
Cách trồng đinh lăng 2Cây đinh lăng tốt lá vào mùa xuân
Bạn nên thay chậu định kỳ bởi cây cần không gian sinh trưởng. Nếu không quan trọng về độ lớn của cây thì bạn có thể hạn chế thao tác này.
Thách thức lớn nhất trong cách trồng đinh lăng là giữ cho nó được che phủ cẩn thận trong suốt những tháng mùa đông khô và lạnh. Nếu cây chịu không khí lạnh hoặc khô, nó sẽ bắt đầu rụng thân lá và nhanh chóng bị chết. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách gắn máy sưởi dưới đáy và bổ sung độ ẩm ấm. Nếu cây của bạn rụng hết lá, hãy di chuyển ra ngoài khi mùa xuân đến và nó sẽ lại ra lá. Bạn có thể cắt tỉa đinh lăng vào mùa xuân.
Tin tốt là đinh lăng khá kháng sâu bệnh. Cách trồng đinh lăng cũng trở nên đơn giản hơn khi bạn không phải phun thuốc chống sâu bệnh định kỳ.
Thu hoạch
Lá: Khi chăm sóc, người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy. Lên thu hoạch lá trước khi chọn hom. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can), cuối cùng sấy cho thật khô.
Uống nước lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe
Vỏ rễ, vỏ thân: Người nông dân có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất). Rễ và thân cây cần được rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước (giúp bóc vỏ dễ hơn) để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không nên bóc vỏ, loại đường kính dưới 5mm nên để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn.
Trồng đinh lăng không nên vội vàng. Đinh lăng mất nhiều tháng mới hoàn thiện quá trình sinh trưởng. Bạn vẫn có thể hái lá dần để ăn hoặc pha chế thuốc. Chúc bạn và gia đình luôn sống khỏe mạnh khi có cây đinh lăng là “thầy thuốc quý” trong nhà.