Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo là 1 trong những nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn Việt. Ta có thể tìm thấy chúng trong tự nhiên ở những thân cây gỗ ẩm ướt. Tuy nhiên, không phải mộc nhĩ mọc ở bất cứ đâu là có thể ăn được, nếu chúng mọc ở gỗ cây keo hoặc cây mít thì được cho là an toàn, có thể ăn được nhưng nếu là thân cây na, cây xoan thì mọi người tuyệt đối không nên ăn vì thân những cây này có độc tố nên khi mộc nhĩ mọc ra thì chúng cũng chứa độc. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên mua mộc nhĩ tại chợ hay các cửa hàng uy tín và đặc biệt là bạn có thể tự trồng chúng tại nhà. Hôm nay, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn các trồng và cách chăm sóc mộc nhĩ tại nhà nhé!
Đặc điểm
Nấm mộc nhĩ có tên khoa học là Auricularia, được biết đến trong tự nhiên và ngày nay thường được sản xuất nhân tạo vì chúng an toàn hơn, không chứa các độc tố như 1 số loại trong tự nhiên. Hình dáng của chúng được ví như những nụ hoa hay những cái tai bé xíu. Chạm ở ngoài thì khá mềm mại nhưng khi được chế biến trong các món ăn thì mang hương vị thơm ngon, giòn tan. Khi bạn mua mộc nhĩ tại các cửa hàng thường là dạng khô, cứng; tuy nhiên khi ngâm vào nước thì chúng lại nở to ra và trở nên mềm mại bởi cánh mộc nhĩ là khối keo nên chúng có khả năng biến đổi. Mộc nhĩ có màu nâu đen là chủ yếu, khi khô thì lộ rõ 2 màu là đen và mặt còn lại là trắng vàng, khi ngâm trong nước thì 1 mặt thường là đen, mặt kia nâu nhạt.
Xem thêm Cách trồng cải thảo đúng kỹ thuật, ít sâu bệnh
Công dụng
Mộc nhĩ là 1 loại thực phẩm rất hữu ích đối với sức khỏe con người với hàm lượng dinh dưỡng cao. Chúng được chế biến trong rất nhiều các món ăn ngon và bổ.
-Mộc nhĩ có chứa protein và lipit, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
-Tốt cho người bị mắc các bệnh về tim mạch hoặc bị huyết áp cao: Mộc nhĩ có công dụng rất tốt trong việc làm giảm cholesteron trong máu, đào thải chúng ra ngoài cơ thể
-Các loại vitamin B: Đây là viatmin rất tốt, đặc biệt là với phụ nữ giúp đẹp da và tăng nội tiết tố
-Vitamin D: Vì được nuôi trồng dưới ánh sáng mặt trời nên mộc nhĩ có hàm lượng vitamin khá lớn, rất tốt cho mắt
-Canxi: Lượng canxi trong mộc nhĩ giúp xương bạn khỏe mạnh, chắc khỏe hơn, giảm các bệnh liên quan đến xương khớp
-Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa và phù hợp cho các bạn muốn giảm cân hiệu quả
-Sắt: Đây là 1 trong những thành phần rất bổ ích cho cơ thể, đặc biệt là các bà mẹ mang bầu cần bổ sung hàm lượng sắt lớn
Cách trồng
Chuẩn bị
-Phôi mộc nhĩ (nấm mèo) với khối lượng khoảng 1,2-1,5 kg, có kèm theo nắp đậy, đảm bảo bịch phôi nguyên vẹn, không vỡ, không nấm mốc. Nếu phôi chạy tơ 100% thì để phôi nghỉ 2 – 3 ngày, nếu phôi chưa chạy tơ 100% thì ủ phôi để tơ chạy kín bịch mới đem trồng
-Dây treo nếu bạn muốn trồng phôi nấm với số lượng lớn
Tiến hành trồng
Gỡ bông ở miệng phôi ra
Dùng dao rạch chéo 6-9 đường dài, độ dài mỗi đường rạch khoảng 5-7cm, độ sâu 0,5cm. Nếu bạn treo phôi nấm mèo lên thì rạch đều cả trên và dưới phôi
Tìm hiểu thêm Cách trồng bắp ngô nếp đúng kỹ thuật
Cách chăm sóc
Tiến hành tưới nước 3-5 lần/ngày tùy điều kiện môi trường, lưu ý tránh tưới vào miệng phôi nấm
Nhiệt độ thích hợp cho mộc nhĩ phát triển tốt là 25-30 độ, tránh ánh nắng trực tiếp, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì sẽ khiến nấm chậm phát triển, cánh mỏng và xoăn
Chăm sóc nấm trong môi trường thoáng mát, có độ ẩm cao, tránh để gió lùa
Sau 5-7 ngày, phôi sẽ ra nấm. Khi tai nấm có đường kính 3-5cm thì bạn nên ngưng tưới nước khoảng 3 ngày để tai nấm có thể tự phát triển dày hơn
Thu hoạch
Khi tai nấm to chừng 10-12cm là chúng ta có thể thu hoạch, để nấm tự khô trên phôi rồi mới hái xuống. Mỗi phôi nấm như vậy thì chúng ta có thể thu hoạch được 50g nấm khô/phôi. Với phôi nấm có tơ già thì năng suất thu hoạch sẽ thấp hơn 1 chút. Để có thể được chế biến cho các món ăn thì bạn phải phơi khô nấm 2-3 ngày sau khi thu hoạch. Tuyệt đối không được ăn ngay khi chưa phơi khô vì sẽ gây ngộ độc.
Câu hỏi thường gặp
Thời vụ thích hợp để trồng mộc nhĩ là từ tháng 3-tháng 7 âm lịch. Trong khoảng thời gian này độ ẩm các tháng sẽ khác nhau nên bạn hãy chú ý tưới nước 1 cách hợp lí cho mộc nhĩ
Mộc nhĩ thường được bảo quản sau khi đã phơi khô. Vì vậy, để có thể chế biến chúng thì bạn cần ngâm chúng trong nước lạnh hoặc nước ấm để chúng có thể mềm ra, tránh ngâm trong nước nóng. Thời gian ngâm là khoảng 15-20 phút, không được ngâm mộc nhĩ quá lâu vì khi ngâm lâu chúng sẽ sản sinh ra các độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.