Cá diêu hồng, hay còn được gọi với cái tên khác như cá điêu hồng hoặc là rô phi đỏ. Đây là một loài cá nước ngọt thuộc họ cá rô phi và có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan. Sau đó loài cá này được du nhập sang các khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hiện nay, cá diêu hồng xuất hiện và phát triển rộng rãi ở khu vực châu Á với nhiều dòng khác nhau. Hôm nay, hãy cùng theo chân chúng mình tìm hiểu về cách nuôi loài cá này nhé!

Đặc điểm

Thực chất, cá diêu hồng cũng là cá rô phi nhưng có màu đỏ.

Vảy cá bao phủ toàn thân có màu đỏ hồng hoặc màu vàng; cũng có những dòng đặc biệt thân có màu hồng nhưng đan xen vảy màu đen.

Cá diêu hồng có đặc tính ăn tạp, chủ yếu là sống trong nước ngọt. Loài cá này có thể sống được ở mọi tầng nước, tuy nhiên chịu đựng kém khi ở môi trường có nhiệt độ thấp; có thể sẽ bị chết rét nếu ở trong môi trường đó quá lâu.

Trong 1 năm cá diêu hồng đẻ nhiều lứa, nhiều lần. Khi nhiệt độ xuống thấp thì sẽ ngừng đẻ.

đặc điểm của cá diêu

Môi trường nuôi

Nên chọn ao hoặc là bể nuôi gần nơi có nguồn nước ngọt để thuận tiện cho việc vệ sinh, lấy nước và thoát nước.

Trước khi thả cá vào cần vệ sinh môi trường sống trước để khử chua, diệt các loại cá tạp, vi khuẩn và tránh mầm bệnh. Sau khi vệ sinh thì phơi khô khoảng 2-3 ngày rồi bắt đầu sử dụng.

môi trường sống phù hợp với cá diêu

Thức ăn

Các loại thức ăn dành cho cá diêu hồng tương đối đa dạng.

Thức ăn chủ yếu thiên về nguồn gốc thực vật như cám, ngô xay nhỏ, bã đậu, bèo, rau muống, khoai củ, ngũ cốc,…

Ngoài ra còn có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản như vỏ tôm, râu mực, đầu cá… để trở thành nguồn thức ăn sẵn cho cá diêu hồng.

Thức ăn của cá diêu hồng được chia làm 2 loại:

  • Thức ăn chế biến: thường không có sẵn, được sử dụng ở những nơi chuyên làm thức ăn cho cá diêu hồng và là loại thức ăn có sẵn nguyên liệu chế biến như cám, rau xanh, bột đậu nành,…
  • Thức ăn viên công nghiệp: là loại thức ăn dạng viên được chế biến từ nhà máy.

Cách nuôi cá diêu hồng

Đầu tiên là chuẩn bị cá giống. Nên chọn những con cá khỏe mạnh, bơi nhanh, không có dấu hiệu bị bệnh. Còn những con có màu sắc nhợt nhạt, bơi lờ đờ, kích cỡ bé thì nên loại ngay.

Trước khi thả cá thì nên tắm cho cá bằng nước muối trước.

Cho cá diêu hồng ăn bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám, các loại thực phẩm xanh như rau, bèo…

Ngoài ra cũng có thể cho ăn thức ăn công nghiệp.

Cho cá ăn vào buổi sáng và buổi chiều để có thể hấp thu dinh dưỡng 1 cách tối ưu nhất.

Trong quá trình nuôi cần chú ý kiểm tra độ pH của nước để đảm bảo sức khoẻ của cá.

Vệ sinh môi trường sống cho cá thường xuyên, nửa tháng 1 lần trộn thuốc vào thức ăn để cá diệt ký sinh trùng.

Tiếp tục quan sát, chăm sóc đến khi cá lớn, to, béo.

cách nuôi cá diêu hồng

Các bệnh thường gặp ở cá diêu hồng

Cá diêu hồng khi nuôi có thể gặp một số bệnh như bệnh lồi mắt, nổ mắt; bệnh xuất huyết, viêm ruột; bệnh trắng mang, thối mang; bệnh do virus; bệnh do ký sinh trùng;… 

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà sẽ có các phương pháp và thuốc chữa trị phù hợp. Tuy nhiên vẫn cần cẩn thận trong việc chăm sóc là tốt nhất.

NÊN ĐỌC

  1. Cách trồng hoa cát tường bằng cành
  2. Hướng dẫn cách trồng cây hương thảo tại nhà
  3. Cách trồng rau muống bằng gốc đơn giản, dễ thực hiện

Câu hỏi thường gặp

Biểu hiện của bệnh xuất huyết, viêm ruột ở cá diêu hồng như nào?

Biểu hiện là bụng cá trướng to, hậu môn sưng đỏ, đầu và mắt cá sưng. Để phòng trừ bệnh này bạn cần kiểm soát những thức ăn tự nhiên trong ao, vệ sinh thường xuyên, dùng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng như Vitamin C để cá tăng sức đề kháng, có sức khoẻ tốt.

Nên nuôi cá diêu hồng vào thời điểm nào?

Nên bắt đầu thả nuôi cá diêu hồng vào khoảng cuối tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, lúc này thời tiết khí hậu còn khá mát mẻ, phù hợp cho việc phát triển và sinh trưởng của cá.

Rate this post