Đối với các tay “chơi gà” thì chắc hẳn không thể không sở hữu cho mình một chú gà “chiến”, một chú gà được nuôi để phục vụ cho những trận đá gà, là một trong những giống gà có khả năng chiến đấu của nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nuôi và chăm sóc gà chọi đúng cách để gà được khoẻ mạnh. Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu về kỹ thuật nuôi gà chọi nhé!

Ngoại hình

Cũng giống các loại gà khác, gà chọi cũng có con trống và con mái. Cả hai loại đều có màu lông tương đồng nhau như các màu đen, xám, trắng, ngũ sắc,…

Gà chọi cũng được chia làm gà đòn và gà đá:

  • Gà đòn được nuôi ở miền Bắc, thường nặng khoảng 2,5 kg – 4 kg.
  • Gà đá thường được nuôi ở miền Nam, có trọng lượng nhẹ hơn gà đòn, thường là dưới 3 kg.

Nhìn chung, dòng gà chọi thường cao, to hơn so với các dòng gà thường. Gà chọi có đầu to, cổ dài, cánh hình vỏ trai, ít lông, đùi to, chắc khoẻ, diều cân ở giữa, ngực rất nở, mình cân đối. Màu da của gà chọi là màu đỏ tươi, con mái thì có màu vàng hồng; ngoài ra còn có màu đen và đỏ đen. Mắt có thể có màu vàng thau, đen, đỏ… Mào gà đa dạng tùy thuộc vào giống trống hay mái. Chân gà chọi có nhiều màu khác nhau, to và cứng rắn; bắp chân chắc; bộ móng sắc nhọn,… đầy đủ các yếu tố để có thể phục vụ, sẵn sàng cho mọi cuộc chiến đấu.

đặc điểm của gà

Hành vi & tập tính

Gà chọi thường có dáng vẻ hung tợn và có khả năng chọi (đánh) nhau.

Gà chọi cũng có giờ sinh hoạt như các dòng gà khác, cũng dậy sớm và có tiếng gáy rất to, vang.

hành vi và tập tính của gà

Thức ăn

Thức ăn hằng ngày của gà chọi chủ yếu là thóc đem luộc cho nứt vỏ trấu rồi để nguội, ngâm cho nảy mầm rồi đem cho ăn.

Ngoài ra thì cũng có thể cho gà ăn rau cỏ xanh hoặc các loài cá nhỏ, lươn, gân bò.

Để lông gà được mượt thì nên cho gà ăn thạch sùng 1-2 con/tháng.

Cho gà ăn vào giữa buổi sáng hoặc là giữa buổi chiều để tránh giờ luyện tập. Khi chuẩn bị tham gia trận đấu thì chú ý cho gà ăn nhẹ nhàng và ít hơn so với mọi ngày.

Kĩ thuật nuôi gà chọi

Hằng ngày cho gà ra phơi nắng lúc trời có nắng nhẹ, sau đó chuyển vào nơi thoáng mát. Mỗi tuần nên kiểm tra, bóp da và tỉa lông gà ở một số nơi như cổ, đầu, ức.

Sử dụng bu để nhốt gà, lưu ý dùng rơm khô làm lót chân cho gà và nhớ thay theo từng ngày, không để gà dẫm lên phân mình, nếu thấy chỗ rơm hiện có bị bẩn quá nhiều thì nên thay luôn.

Một tuần ngâm chân gà vào nước muối ấm khoảng 2 lần rồi làm sạch phần chân, kẽ chân, móng chân gà.

Trước khi cho gà đi đá thì nên cho gà làm quen với tiếng động và môi trường trước 1 tuần để khi đá không sợ hãi và có thể chiến đấu hết mình. Và hôm đá gà thì cho gà ăn nhẹ nhàng, ít hơn mọi hôm. Nghỉ giữa các trận đấu thì nên cho gà uống nước mát và xoa bóp chân, cánh, cổ gà bằng khăn lạnh.

Khi kết thúc trận đánh thì vệ sinh sạch sẽ cho gà, lau các vết thương bằng cồn, nếu có các vết rách lớn thì khâu lại. Sau đó nuôi gà ở nơi cao ráo thoáng mát, cho gà nghỉ ngơi khoảng 2 tuần rồi mới bắt đầu tập luyện lại.

kĩ thuật nuôi gà

Luyện tập

Buổi sáng cho gà khởi động nhẹ khoảng nửa tiếng bằng cách tung gà lên cao, lưu ý cầm tay dưới phần ức gà và phải trải 1 lớp rơm dày dưới đất để tránh việc tổn thương gà. Tung với lực đạo và độ cao nhẹ nhàng rồi dần tăng lên cao dần, cả cường độ cũng vậy. 

Sau khi khởi động thì cho gà nghỉ ngơi, cho uống nước và cho ăn.

1 tuần cho gà chạy bu một lần. Dùng 2 con gà sêm tuổi nhau, nhốt 2 con vào 2 bu và đặt một bu lớn bên ngoài. Sau đó mở bu để 2 con gà thấy mặt nhau, chúng sẽ chạy quanh vờn nhau chứ không đá vào nhau được.

Trong lúc luyện tập tránh làm tổn thương đến mỏ, cánh và lông gà. Nên rèn cho gà sức khỏe cơ chân, hơi thở ổn định.

1 tháng cho gà đá thử 1 trận. Lúc này nên bịt mỏ gà bằng bao da, quấn bông ướt quanh chân và cho 2 con đá thử tầm 15-20 phút rồi vệ sinh và băng bó các vết thương cho gà, tiếp tục luyện tập như vậy đến khi có trận đấu.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi

Gà chọi thường bị bệnh phân xanh, mốc da, kén dưới da.

Tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà có những phương pháp chữa trị hợp lý. Có thể sử dụng các loại lá như lá ổi, cau, nghệ để chữa bệnh cho gà như bệnh đường ruột, sán,… 

Đối với bệnh kén dưới da thì có thể mổ kén ra, loại bỏ cặn rồi khâu lại, rửa vết thương bằng cồn và để gà nghỉ ngơi.

Tìm hiểu thêm

  1. Cách trồng hoa tulip trong nước dễ thực hiện
  2. Cách trồng lan hồ điệp sau Tết bằng vỏ thông
  3. Cách trồng cây trạng nguyên ra lá đỏ

Câu hỏi thường gặp

Nên chọn giống gà như thế nào?

Đối với gà chọi thì chọn gà mái là quan trọng nhất. Nên chọn những con có lý lịch rõ ràng, dữ và không quá già, đã đẻ được một vài lứa. Khi đem phối với con trống cũng nên chọn con có ngoại hình tốt.

Chọn gà con để nuôi như thế nào?

Người ta sẽ thường chọn con gà hay tách bầy đi kiếm ăn một mình, không hay rúc vào người mẹ ngủ và nằm đối diện với gà mẹ. Đấy chính là những con gà dữ, mạnh và có triển vọng.

Rate this post