Sau mỗi cơn mưa rào mùa hạ, chúng ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu rả rích đặc biệt là vào ban đêm. Bạn có biết âm thanh ấy có ý nghĩa gì không? Đó chính là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái vào mỗi mùa sinh sản. Ếch là loài động vật rất quen thuộc, gắn với cuộc sống hằng ngày của chúng ta bởi bạn thường thấy chúng ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước như đồng ruộng, ao, đầm lầy… Hãy theo chân chúng mình trong bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về loài động vật độc đáo này nhé!
Ngoại hình
Ếch là loài động vật lưỡng cư thuộc họ Dicroglossida, điều đặc biệt này giúp ếch có khả năng vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Chính vì vậy mà ếch có 1 số đặc điểm khác nhau để thích nghi với 2 môi trường ở nước và ở cạn. Ở môi trường dưới nước, các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón, phù hợp với việc bơi lội. Đầu dẹp, mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí trên cao đầu; mũi ếch thông với khoang miệng và phổi để vừa ngửi vừa thở. Ở môi trường trên cạn, các chi có đốt rõ ràng, linh hoạt. Da trần, phủ chất nhày và ẩm để dễ dàng thấm khí, thực hiện quá trình hô hấp. Ếch hô hấp qua da và phổi nhưng thông thường hô hấp qua da là chủ yếu.
Hành vi và tập tính
-Trong tự nhiên, ếch thường đào hang để trốn tránh kẻ thù như rắn, chuột… và để ếch có thể trú đông
-Ếch thường bắt con mồi bằng lưỡi
-Động tác di chuyển trên cạn là nhảy và bơi khi ở dưới nước
Làm bể nuôi ếch
Bể nuôi ếch có thể dùng bạt để lót hoặc xây bể bằng gạch, xi măng. Nên chọn nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn vì ếch khá nhút nhát và sợ va chạm
-Khi làm bể bằng bạt thì có thể tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều nhưng không bền khi xây bằng gạch xi , nên chọn kích cỡ 2×4, có thể dùng cọc tre hoặc gỗ đóng xuống đất
-Nếu xây bằng gạch thì chiều cao khoảng 1m, chiều dài và chiều rộng bể phụ thuộc vào quy mô nhỏ hay lớn mà bạn muốn nuôi. Khi xây thì lắp đặt hệ thống thoát nước hợp lí, mặt sàn hơi có độ nghiêng để thoát nước tốt hơn
Có thể thiết kế thêm bè nuôi bằng tre, nứa, cao hơn mực nước 15-20 cm để ếch trú ngụ
Ở trên bể nên làm 1 lớp lướt để giảm ánh nắng, phù hợp với sự phát triển của ếch
Đối với bể mới, cần chuẩn bị trước 1 tháng, ngâm nước trong bể cho bớt mùi của xi măng. có thể băm thân cây chuối cho vào nước ngâm trong bể hoặc dùng thuốc tím, chlorine, vôi sống. Tổng thời gian khử trùng bể nuôi kéo dài 2 – 3 tuần.
Thức ăn
Nguồn thức ăn của ếch khá phong phú bao gồm các nhỏ, cá tạp, tôm, sò, nội tạng động vật, trùn quế, giun đất, sâu, cám viên… Lượng thức ăn hằng ngày điều chỉnh theo trọng lượng của ếch
-Khi ếch đạt trọng lượng từ 3-100g, chia thành 3-4 lần ăn/ngày, chiều tối và đêm cho ăn nhiều hơn
-Khi ếch đạt trọng lượng trên 100g, chia thành 2-3 lần ăn/ngày
Lưu ý chỉ cho ăn thức ăn có kích thước phù hợp với trọng lượng của ếch, thức ăn có kích thước quá lớn cần băm nhỏ trước khi cho ếch ăn. Thường xuyên kiểm tra khi cho ếch ăn, tráng dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước trong bể; khi ếch ăn quá 2 tiếng mà thức ăn tươi sống vẫn còn trong bể nuôi thì vớt ra ngay
Cách nuôi
-Chọn ếch giống: Hiện nay trên thị trường có loại ếch phổ biến được nuôi đó là ếch đồng và ếch Thái Lan. Tuy nhiên nếu nuôi ếch để lấy thịt thì nên chọn giống ếch Thái Lan để cho hiệu quả kinh tế cao hơn
-Mùa vụ thả ếch thích hợp từ tháng 4- tháng 9 hằng năm
-Mật độ phụ thuộc vào từng thời điểm nuôi. Khi mới thả nuôi có thể nuôi với mật độ dày, tuy nhiên sau 1 thời gian nên tách bể để chúng có điều kiện phát triển tốt nhất. Tháng thứ nhất từ 150-200 con/ m², tháng thứ 2 từ 100-150con/m², tháng thứ 3 từ 80-100 con/m², đến các tháng tiếp theo thì giảm xuống 70-80 con/m² khi ếch đã lớn dần
-Trước khi thả giống có thể cho chúng tắm qua dung dịch muối loãng, tắm từ 20-30 phút đẻ khử trùng bụi bẩn và mầm bệnh
-Nên thả ếch vào thời điểm mát trời, sáng sớm và chiều tối để tránh tình trạng sốc môi
-Độ pH của nước để duy trì từ 6,5 – 7
-Nhiệt độ nước: 22 – 28 độ C
-Thay nước bể nước: Nên thay nước thường xuyên, hằng ngày, mực nước trên bể duy trì từ 10-15cm. Nếu sử sụng nước giếng khoan để thay nước thì nguồn nước phải được bơm lên bể và dự trữ trong 1 ngày để loại bỏ mùi clo, kim loại…
-Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh xung quanh khu vực bể nuôi
Sinh sản
Trong tự nhiên, ếch sinh sản vào mùa mưa từ tháng 5- tháng 11, mùa khô ếch thường không sinh sản. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật ngày nay sản xuất giống nhân tạo có thể cho đẻ quanh năm. Ếch có thể đẻ từ 5-7 lần/năm.
Sau những trận mưa rào mùa hạ, ếch đực gọi êch cái ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Đây là sự thụ tinh bên ngoài cơ thể.
Ếch mẹ đẻ hàng trăm quả trứng với các kích thước, hình dạng khác nhau. Những quả trứng này được bảo vệ bởi 1 chất nhầy bên ngoài. Lúc này, trứng ếch đã biến đổi rất nhiều ở bên trong. Sau 18-24 giờ, trứng nở thành nòng nọc. Nòng nọc nhìn giống 1 con cá hơn. Sau 48 giờ, nòng nọc bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Chi sau bắt đầu hình thành và tiếp theo là chi trước, đuôi ngày càng ngắn dần, ngắn dần và mất hẳn. Thời gian biến thái từ nòng nọc sang ếch con khoảng 20 ngày trở ra, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng.
Các câu hỏi thường gặp
-Bệnh đường ruột: Nguyên nhân do ăn phải thức ăn ôi thiu khiến bụng ếch phồng lên bất thường.
Giải pháp: Bắt riêng từng con ra 1 chậu nước, trộn thêm thuốc điều trị cùng với thức ăn, cho chúng ăn như thế trong vòng 3-5 ngày
-Bệnh giun sán trên ếch: Có thể do nguồn thức ăn hoặc nguồn nước ở bể, ếch thường mắc bệnh sán lá, giun kí sinh
Giải pháp: Trộn thuốc sổ giun sát cùng với thức ăn cho đến khi hết bệnh
-Bệch mùa mắt: Nếu quan sát kĩ những con ếch khi mắc bệnh này thường thấy mắt chúng màu trắng đục
Giải pháp: Nhanh chóng bắt những con ếch bị bệch ra ngoài để tránh lây lan, ngâm riêng chúng trong dung dịch sát trùng nước, diệt vi khuẩn, virut
Giá ếch hiện nay trên thị trường dao động khoảng 45-50/kg tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi mùa theo năm tăng hay giảm.