Nói đến các loài cây trồng phong thủy, thu hút tài lộc, may mắn cho mọi nhà thì không thể không kể đến thiết mộc lan. Thiết mộc lan ngày càng nhận được sự yêu thích của mọi người nhờ công dụng trang trí, mang lại phong thủy tốt cho gia chủ và đặc điểm độc đáo của của loài cây này. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về đặc điểm và cách trồng thiết mộc lan tại nhà nhé!
Đặc điểm
- Thiết mộc lan, hay còn được gọi với cái tên thân quen hơn đó là cây phát tài, phát lộc, phất dụ thơm, có tên khoa học là Dracaena fragrans. Cây có nguồn gôc từ châu Phi và hiện nay được trồng phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là loài cây thân gỗ, có thể cao lên tới 2m, đường kính thân khoảng 10cm. Lá của thiết mộc lan có mùa xanh, thuôn dài và bóng mượt, mọc thành hình nơ.Lá cây có 2 loại, 1 loại lá cây có màu xanh thẫm hoàn toàn, loại còn lại có màu xanh nhạt hơn nhưng lại có sọc vàng ở giữa. Thiết mộc lan khi ra hoa rất đẹp, hoa mọc theo chùm với những bông hoa nhỏ xinh, thường là hoa màu trắng, đôi khi là màu nâu nhạt hoặc tím hồng. Hương hoa dịu nhẹ, thoang thoảng tạo cảm giác dễ chịu. Cây có sức sống bền bỉ, thậm chí khi bạn chặt đứt cành cây, cây vẫn có khả năng ra lá tại vết chặt đó.
- Thiết mộc lan có 2 loại chính: -Thiết mộc lan gốc: loại cây chỉ có 1 gốc với những nhánh cây vươn lên, giá cây khi mua loại này cũng khá đắt đỏ
-Thiết mộc lan ghép: Là những phần thân có chiều cao khác nhau rồi trồng xuống lớp đất ẩm, sau đó gốc và rễ sẽ đâm chồi mới
Xem thêm Cách trồng hoa tulip trong nước
Ý nghĩa của thiết mộc lan
- Thiết mộc lan loài cây phong thủy rất được yêu thích bởi mọi người tin rằng nó sẽ mang đến tài lộc, vinh danh, may mắn, sức khỏe cho gia chủ. Chính vì vậy, chúng thường được dùng trang trí trong nhà, trong phòng làm việc, là 1 món quà quý giá nếu bạn đi dự khai trương hay các buổi lễ quan trọng. Vì là loài cây phong thủy nên mỗi cành cây lại mang 1 ý nghĩa riêng:
-2 cành: tượng trưng cho sự vẹn tròn trong tình yêu
-3 cành: tượng trưng cho hạnh phúc
-5 cành: đại diện cho sức khỏe dồi dào
-8 cành: biểu tượng cho sự phát tài phát lộc
-9 cành: đại diện cho sự viên mãn, trọn vẹn
- Loại cây này còn có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại, mang lại cảm giác thoáng mát và sạch sẽ cho ngôi nhà của bạn, giúp bạn thư giãn sau thời gian làm việc
Cách trồng thiết mộc lan
Chuẩn bị
- Đất trồng: Trộn đất thịt cùng trấu hun hoặc xỉ than để tăng độ tới xốp
- Chậu trồng: Cây phát triển khá lớn nên bạn có thể dùng chậu nung hoặc gốm, sứ cho chắc chắn, tránh dùng chậu nhựa; chậu cần đảm bảo có lỗ thoát nước tốt và thoáng khí.
- Thân cây: Chuẩn bị những đoạn thân cây theo ý muốn của bạn, có thể trồng nhiều đoạn thân cây vào cùng 1 chậu. Lưu ý chọn những thân cây không bị sâu bệnh, phát triển tốt
- Dụng cụ khác: Dây thép, thuốc khử thuẩn, keo liền da cho cây
Tiến hành trồng
- Trước khi trồng, bạn có thể lót 1 lớp cát dưới chậu để cây có thể thoát nước tốt hơn
- Đổ đất vào chậu, cắm những cành cây đã chuẩn bị vào trong đất, kích thước cành khác nhau tùy thuộc vào sở thích của mỗi người
- Dùng dây thép để cố định chúng, bôi thuốc khử khuẩn hoặc keo liền da vào những vết cắt
- Khi thân cây mới bị cắt để trồng vào chậu, bạn không nên tưới nước ngay bởi những vết cắt chưa ra rễ, không thể hút nước. Sau khoảng 1-2 tuần thì mới nên tưới nước cho cây
Tìm hiểu ngay Cách trồng nấm rơm ngoài trời
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
- Đặt cây ở nơi thoáng mái, có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt; tuy nhiên, bạn cũng không nên để trong nhà quá lâu mà hãy thỉnh thoảng đặt cây ở nơi có ánh nắng thích hợp
- Thiết mộc lan không phải là loài quá ưa ẩm, không nhất thiết phải tưới cây hằng ngày; tần suất tưới cây hợp lí là tưới cách ngày. Khi tưới hãy chạm vào đất, nếu đất khô thì mới nên tưới, còn nếu đất vẫn ẩm thì không nên tưới
- Khoảng 2-3 tháng sau khi trồng, bạn có thể bổ sung phân NPK cho cây, lưu ý chỉ sử dụng 1 lượng nhỏ và không nên bón sát gốc cây
Các câu hỏi thường gặp
Cây thiết mộc lan thường nở hoa vào đúng dịp tết, tức khoảng cuối tháng 1 đến tháng 2 dương lịch.
Tùy điều kiện thời tiết hằng năm mà cây có thể ra hoa sớm hoặc muộn hơn. Khi thời tiết càng ấm thì sẽ kích thích cây ra hoa nhanh hơn
-Lá cây bị vàng: thường là do bị úng nước, lượng nước tưới quá nhiều; để khắc phục thì bạn chỉ cần giảm tần suất tưới và cắt bỏ những lá bị vàng
-Khô vằn: bệnh này do nấm gây ra, lá cây sẽ xuất hiện những vết đốm nâu; cách khắc phục đó là sử dụng thuốc phun trị nấm cho cây
-Héo đầu lá: nguyên nhân là do bạn tưới chưa đủ nước hoặc cây bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào