Nấm rơm là một loại nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn nhờ vào những công dụng bổ ích của thực phẩm này. Và chắc hẳn những “tín đồ” mê nấm sẽ rất thích thú khi biết rằng việc sở hữu cho mình một khu vườn nấm cũng không mấy khó khăn. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu về cách trồng nấm rơm ngoài trời nhé!
Đặc điểm
Nấm rơm hay còn được gọi là nấm mũ rơm, là một loài thực vật thuộc họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Chính vì vậy đây là một loại thực phẩm quen thuộc tại các làng quê.
Nấm rơm gồm có các bộ phận sau:
- Bao gốc (bao nấm): lúc nhỏ thì dài, cao và bao lấy phần tai nấm. Khi tai nấm đã trưởng thành thì nó chỉ còn lại phần bao trùm lấy gốc và chân cuống nấm.
- Cuống nấm: là phần được xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì sẽ mềm và giòn, nhưng khi cây nấm trở nên già thì sẽ xơ cứng và khó bẻ gãy.
- Mũ nấm: là phần có hình nón, ở trên cùng của cây.
- Ngoài ra thì còn có phiến nấm và sợi nấm.
Đây là loài thực vật ưa nhiệt cho nên thường được trồng vào mùa nắng, nóng. Loại thực phẩm này cũng có nhiều màu sắc khác nhau như màu xám, xám trắng, xám đen…
Xem thêm Cách trồng lan hồ điệp sau Tết bằng vỏ thông
Ý nghĩa và công dụng của nấm rơm
- Bởi vì đây là một loại thực phẩm có thể ăn được cho nên các ý nghĩa của nó thiên về sức khoẻ. Trước hết đây là một loại nấm rất giàu dinh dưỡng. Bản thân nấm rơm chứa rất nhiều vitamin và có đến tận 7 loại axit amin. Công dụng thì có rất nhiều nhưng có thể quy về một số cái chính như sau:
-Nâng cao sức đề kháng.
-Giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa.
-Giúp cơ thể phát triển.
-Tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường.
-Giúp con người khắc chế các gốc tự do trong cơ thể.
-Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
-Nâng cao sức khoẻ hệ xương.
-Ngăn ngừa thiếu máu.
-Tốt cho tim mạch.
- Ngoài những công dụng được kể trên thì nấm rơm còn đem đến rất nhiều những điều bổ ích khác đối với sức khoẻ con người.
Cách trồng nấm rơm ngoài trời
Chuẩn bị
- Để có thể trồng nấm rơm ngoài trời, chắc hẳn chúng ta cần phải chuẩn bị địa điểm để trồng nấm. Nên chọn nơi bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ và tránh ngập úng.
- Nấm rơm có thể trồng bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau như bã mía, phần thân và lá chuối, bèo tây… nhưng tuy nhiên vật liệu trồng tốt nhất là rơm rạ. Có thể lựa chọn rơm tươi hoặc khô nhưng chú ý không được để rơm mục nát hay bị chuyển sang màu nâu đen.
- Quan trọng nhất là việc chọn giống nấm (meo giống). Nên chọn giống không bị hỏng, không bị ô nhiễm, không quá già hoặc non và có mùi hương dịu. Cũng nên chú ý đến độ tuổi của giống và xem xét xem có mầm bệnh hay không.
Cách trồng
- Bước 1: Ủ rơm:
-Đầu tiên chất rơm thành đống, ở mỗi lớp trước khi được xếp cần làm ướt.
-Cứ sau khi làm ướt rơm thì ta đặt lên lớp trước và dùng chân giậm.
-Làm liên tục như vậy cho đến khi đống rơm cao khoảng 1,5m thì dừng lại.
-Tiếp đó dùng rơm khô hoặc nylon hoặc lá chuối bao xung quanh đống rơm để giữ nhiệt.
-Để đống rơm ủ trong vài ngày cho nhiệt độ tăng lên. Việc làm này giúp cho khi trồng thì nấm sẽ hấp thụ được dinh dưỡng qua các thành phần hữu cơ được phân giải trong rơm và phát triển tốt hơn.
-Quan sát từ 10-12 ngày, sau khi đống rơm đã xẹp xuống thì có thể mang vào luống.
- Bước 2: Xếp rơm và rắc giống:
-Lấy rơm đã ủ trước đó ra và sắp xếp vào phần đất trồng đã chuẩn bị. Vào ngày bỏ các lớp phủ ra thì nên đặt hết phần rơm vào vị trí trồng.
-Trong quá trình ủ cũng sẽ có 1 phần rơm rạ bị phân huỷ, rải phần đó lên trên bề mặt rơm đã xếp rồi tưới nước lên.
-Dùng tay rải phần rơm tán ra, rồi rải giống dọc 2 bên luống, cách mép từ 5-7cm.
-Làm lần lượt như vậy cho đến lớp cuối cùng.
-Đến lớp cuối cùng thì dùng rơm khô phủ lên trên bề mặt. Phủ với độ dày khoảng 4-5cm.
-Sau khi làm xong tất cả thì tưới nước nhẹ nhàng và chờ đợi.
Tìm hiểu ngay Cách trồng cây trạng nguyên ra lá đỏ
Cách chăm sóc nấm rơm khi trồng ngoài trời
- Không cần bón phân cho nấm rơm bởi khi rơm rạ phân huỷ thì đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây nấm.
- Cần theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình chăm sóc.
- Nếu nhiệt độ mô nấm tăng thì cần tưới nước. Chú ý tưới nhẹ nhàng, không dùng vòi nước quá mạnh để tránh làm hỏng những sợi tơ.
- Cần đảo rơm trên mô nấm thường xuyên để giúp tơ nấm không lan ra ngoài và tạo được nấm.
Các câu hỏi thường gặp
Nấm rơm cần độ ẩm và nhiệt độ cao, cho nên thời điểm thích hợp nhất để trồng nấm rơm là vào mùa có thời tiết nóng. Ở miền Nam thì có thể trồng quanh năm bởi thời tiết luôn nóng ấm. Còn miền Bắc thì nên chú ý bạn nhé.
Ở nấm rơm tự trồng thì thường dễ mắc bệnh chết sợi giống. Bệnh này là do mô nấm quá khô hoặc quá ướt, nhiệt độ trong mô còn nóng trên 45 độ gây ra sự chết giống. Cho nên các bạn hãy chú ý đến độ ẩm và nhiệt độ khi ủ nhé.