Chắc hẳn khi nhìn thấy sen đá ai cũng sẽ bị mê mẩn bởi màu sắc rực rỡ và sự đa dạng chủng loại của loài thực vật này. Hãy thử tượng tượng một buổi chiều ngồi “chill” bên cửa sổ với những chậu sen đá và một tách trà thì thật tuyệt biết bao nhỉ? Vậy bạn đã biết cách trồng sen đá chưa? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách trồng để cây có thể sinh tồn trong bất cứ loại thời tiết nắng, mưa nhé!

Đặc điểm

  • Loài thực vật này khi du nhập vào Việt Nam mới được sử dụng với cái tên sen đá. Tên gốc của nó là Echeveria, xuất hiện ở vùng bán hoang mạc Trung Mỹ, Mexico và tây bắc Nam Mỹ. Sự đa dạng của sen đá lên tới 2000 loại.
  • Sen đá là loài thực vật rất dễ sống, phát triển chậm nên sống lâu. Đây là một giống cây nhỏ, thân thường sẽ không được nhìn thấy mà chỉ thấy toàn lá. Loài này ưa mọc trên đá, sỏi hay những nơi khô cằn.
  • Thân của sen đá đa phần là thân thảo, cũng có một số ít là thân gỗ. Đây là một loài thực vật mọng nước, nhiều màu sắc. Hoa thường mọc ra từ các nơ lá được kết chặt với nhau hoặc trực tiếp từ thân. Lá dầy, phình to và trên bề mặt thường có một lớp phấn, lông tơ hoặc là gai. Lá của sen đá thường xếp thành hình những bông hoa, đặc biệt là hoa sen. Sen đá thường tạo quả nhiều lần trong một vòng đời, quả có thể có một hoặc nhiều hạt. Khi trồng một cây thì chúng sẽ sản sinh ra nhiều cây con.

Xem thêm Cách trồng lan hồ điệp sau Tết bằng vỏ thông

đặc điểm của sen đá

Phân loại

Họ của loài thực vật này có rất nhiều loại sen đá khác nhau (trên 2000 loại) tuy nhiên ở Việt Nam sẽ chia ra thành một số loại phổ biến:

  • Cây sen đá thơm: có dạng lá.
  • Sen đá móng rồng: dạng lá có gai nhọn.
  • Sen đá dạng lá hình bầu nhọn và mỏng.
  • Sen đá dạng lá mọc đối xứng và mọng nước.
  • Sen đá dạng lá mọc thành chùm.

Ý nghĩa

  • Cây sen đá tượng trưng cho sự phấn đấu vươn lên, biểu tượng của ý chí kiên cường trong cuộc sống.
  • Cây sen đá mang ý nghĩa là sự bình an, may mắn, hạnh phúc.
  • Ngoài ra loài thực vật này còn tượng trưng cho một tình bạn gắn kết, tình yêu vĩnh cửu.
ý nghĩa của sen đá

Cách trồng sen đá full nắng mưa

Chuẩn bị

  • Sen đá: tuỳ theo sở thích của bản thân, lựa chọn chủng loại mà mình thích.
  • Chậu trồng: Có thể lựa chọn các loại chậu đất nung, nhựa, xi măng, gốm, sứ, gỗ… nhưng để đặt hiệu quả tốt nhất cho việc trồng full nắng mưa thì nên chọn chậu đất nung.
  • Giá thể trồng: sen đá không chỉ cần một hay hai loại giá thể mà loài thực vật này cần phải phối hợp nhiều loại giá thể với tỉ lệ thích hợp và phải đạt các yếu tố: thoáng khí (các loại đá), tơi xốp (vỏ trấu nguyên hạt), giữ ẩm (xơ dừa), dinh dưỡng (có thể có hoặc không).Bạn cũng có thể mua đất trồng sen đá hoặc giá thể đã được phối trộn có sẵn ở các cửa hàng thay vì tự trộn giá thể.
  • Kéo hoặc dao.

Tiến hành trồng

  • Bước 1: Xử lí cây sen đá đã chuẩn bị:

-Đầu tiên bỏ sen đá ra và loại bỏ hết phần đất cũ. Tách hết các phần đất hay giá thể dính trên rễ cây.

-Sau khi loại bỏ đất thì dùng kéo hoặc dao cắt bỏ những sợi rễ héo, hỏng, bị dập. Còn phần rễ còn lại thì cắt tỉa cho ngắn lại, để tầm 1-2cm là đẹp.

-Xong các bước đó, chúng ta đem cây đi phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát trong vòng 1 tuần. Lưu ý là tránh ánh nắng và khi đựng cây trong vật gì cũng chú ý hướng phần rễ xuống dưới.

  • Bước 2: Phối trộn giá thể:

-Khi trồng full nắng mưa thì chúng ta nên phối trộn theo tỉ lệ 2 thoáng khí : 1 tơi xốp : 1 giữ ẩm : 0,5 dinh dưỡng.

-Lưu ý: chú ý tới độ pH của giá thể bởi sen đá sẽ phát triển tốt hơn nếu giá thể có nhiều tính axit.

  • Bước 3: Trồng sen vào chậu:

-Khi đem phơi cây sen đá đã chuẩn bị được 1 tuần, ta sẽ thấy rằng phần rễ cũ của cây đã khô và các rễ con mới đã xuất hiện.

-Tiếp đó chúng ta đặt 1 lớp hạt đất nung hoặc 1 lớp xỉ than ở đáy chậu rồi đổ phần giá thể đã chuẩn bị vào chậu.

-Lấy tay tạo 1 lỗ nhỏ trên bề mặt giá thể và đặt cây 1 cách nhẹ nhàng vào vị trí đó. Sau đó vỗ nhẹ vào 2 bên chậu để phần giá thể trôi vào lỗ đã tạo. Tuyệt đối không dùng tay nén giá thể lại.

-Sau khi đã hoàn thành thì đặt chậu ở vị trí thoáng mát, đến ngày hôm sau mới bắt đầu tưới nước.

-Để chậu cây trong bóng râm 1 tuần rồi chuyển cây sang chỗ có ánh nắng. Lưu ý ban đầu nên để 3-4 tiếng rồi dần dần mới cho chậu ra chỗ nắng full ngày.

Tìm hiểu ngay Cách trồng cây trầu bà trong chai nhựa

cách trồng sen đá

Cách chăm sóc sen đá

  • Lưu ý vị trí đặt cây lúc mới trồng xong.
  • Hạn chế tưới nước cho cây bởi sen đá là loài thực vật mọng nước.
  • Hạn chế cầm chậu sen lên quá nhiều lần để tránh việc rễ cây bị dịch chuyển.
  • Khi cây xuất hiện lá mềm, héo thì loại bỏ ngay.
  • 6 tháng nên bón phân 1 lần cho chậu sen đá.
  • Nên lưu ý phòng bệnh cho cây.

Các câu hỏi thường gặp

Các loại bệnh thường gặp ở sen đá là gì?

– Rệp sáp: Rệp sẽ khiến cây héo và rụng lá, để lâu trong thời gian dài thì sẽ khiến cây chết
– Bệnh nấm: Cây sẽ xuất hiện những đốm đen trên lá và thân
– Bệnh sâu ăn thân: Thân cây nếu bị sâu tấn công sẽ dẫn đến bị mục và cây chết dần

Cách trị bệnh nấm cho sen đá?

Bệnh nấm xuất hiện là do giá thể quá ẩm ướt hoặc cây được đặt ở nơi điều kiện không được thoáng khí. Khi cây gặp bệnh này thì bạn nên đặt cây ra nơi khô thoáng hơn hoặc thay giá thể mới nhé.

Rate this post