Trầu bà luôn là loài cây yêu thích của nhà nhà người người không chỉ với khả năng tạo không gian xanh mát, tươi đẹp cho khu vườn của bạn mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về cách trồng và cách chăm sóc loài cây này để sở hữu cho mình 1 chậu cây trầu bà tuyệt đẹp.

Đặc điểm

Trầu bà là loài cây thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Epipremnum aureum. Đây là loài cây thân mềm, màu xanh, khi dài chia thành từng đốt cây. Lá cây tựa hình trái tim, màu xanh là chủ yếu, đôi khi có loại pha thêm chút màu vàng hoặc . Loài cây này khá đặc biệt khi bạn vừa có thể trồng trong đất và trong nước. Mỗi cách trồng đều có đặc điểm riêng và đều có thể phô trương trọn vẹn vẻ đẹp của nó.

Xem ngay Cách trồng hoa mười giờ trong chai nhựa

đặc điểm của cây trầu

Các loại trầu bà phổ biến ngày nay

  • Trầu bà xanh: Với lá cây màu xanh đặc trưng, trầu bà xanh vẫn luôn phổ biến, thu hút ánh nhìn của nhiều người
  • Trầu bà vàng: Cây nổi bật với màu vàng sáng rất đẹp và bắt mắt
  • Trầu bà Cẩm Thạch: Vẫn là những chiếc là hình trái tim nhưng thon dài hơn, bên cạnh đó nét độc đáo của cây chính là sự hòa quyện giữa mà xanh và trắng kem
  • Trầu bà Đế Vương: Chúng gồm 2 loại phổ biến là trầu Đế vương xanh và Đế vương đỏ. Lá hình trái tim lớn, thuôn dài, rõ gân; thân cây cứng cáp hơn các loài trên
  • Trầu bà lá xẻ: Đây là loài trầu bà có kích thước lớn nhất. Cây có hình dáng đẹp, ấn tượng nhất chính là bộ lá xẻ bắt mắt. Các phiến là to, bóng dày, xanh mướt, xẻ ra theo từng đường gân. Chính vẻ đẹp đặc biệt này đã giúp chúng trở thành loài cây được yêu thích nhất

Ý nghĩa của cây trầu bà

Ý nghĩa phong thủy

  • Là loài cây vừa có khả năng sinh trưởng trong đất và trong nước nên chúng đại diện cho ý chí vươn lên mạnh mẽ, không ngừng phát triển và thể hiện bản thân
  • Không những thế, trầu bà còn mang lại cho gia chủ tài lộc, thành công, may mắn nếu sở hữu nó

Ý nghĩa thẩm mĩ

Trầu bà luôn được ưa chuộng khi trồng làm cảnh, tạo không gian xanh mát, tươi mới cho ngôi nhà của bạn, đặc biệt chúng còn giúp loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí, tạo sự trong lành, sạch sẽ. Trầu bà thường được đặt ở những vị trí đắc địa như phòng khách, phòng làm việc, ban công hay bên cạnh cửa sổ

ý nghĩa của cây trầu

Cách trồng cây trầu bà bằng chai nhựa

Chuẩn bị

  • Chai nhựa: Trồng cây trong chai nhựa chính là phương pháp giúp bảo vệ môi trường bởi giờ đây bạn có thể tái chế những chai nhựa đã qua sử dụng như chai nước khoáng, nước ngọt hoặc rất nhiều các loại chai nhựa khác để trồng cây. Cách làm này vừa làm giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường vừa có thể tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà của bạn khi trồng cây. Lưu ý trước khi trồng cây vào chai thì cần rửa sạch và tạo hình theo sở thích
  • Tư liệu trồng: Nếu bạn muốn trồng cây trong đất thì cần đảm bảo đất trồng phải tơi xốp, có thể trộn thêm trấu hun, xơ dừa hoặc phân hữu cơ. Nếu bạn muốn trồng cây bằng phương thủy sinh thì nên chuẩn bị nước lọc hoặc nếu là nước máy thì phải để khoảng 1 ngày để nước bay hết clo
  • Cành cây trầu bà: Chuẩn bị những cành cây có kích thước 20-30cm, có rễ mọc ra khỏe mạnh ở những đốt cây
  • Các dụng cụ khác như dây, dao, kéo… để trang trí, treo cậy lên

Tiến hành trồng

  • Trồng trong đất: Đổ đất đã trộn vào chai nhựa, sau đó cắm những cành cây đã chuẩn bị và tưới đẫm nước. Có thể đục thêm lỗ ở chai nhựa, luồn dây qua để treo trên cao hoặc cắm trục tre để cây leo theo
  • Trồng cây trong nước: Cho nước vào chai, đặt cành trầu bà, cố định cành cây bằng dây buộc qua lỗ chai đã đục. Sau 1 khoảng thời gian, bạn sẽ thấy được bộ rễ chùm màu trắng độc đáo của chúng

Tìm hiểu ngay Cách trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp

cách trồng cây trầu bà trong chai nhựa bằng nước

Cách chăm sóc cây trầu bà khi trồng cây trong chai nhựa

  • Ánh sáng: Cây trầu bà không cần trồng dưới ánh sáng mạnh, phát triển tốt nhất dưới ánh sáng gián tiếp hoặc bóng râm.
  • Độ ẩm: Nước là yếu tố quan trọng nhất khi chăm sóc trầu bà. Trầu bà cần rất nhiều nước, mỗi ngày nên tưới đều đặn 1-2 lần/ ngày cho cây, tuy nhiên cũng tránh tưới quá nhiều vào mùa mưa
  • Nếu trồng bằng phương pháp thủy sinh, khi thấy nước đục thì nên thay nước cho cây, cách khoảng 4-5 ngày thay 1 lần
  • Có thể bổ sung phân bón sau 1 tháng trồng, còn nếu trồng trong nước thì nhỏ vài giọt dung dịch thủy sinh để kích thích rễ cây phát triển

Các câu hỏi thường gặp

Cây trầu bà có độc không?

Mặc dù có ý nghĩa phong thủy và tác dụng tuyệt vời trong lá và thân của trầu bà Calcium Oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát viêm mạc nếu vô tình ăn phải, đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì không nên để chúng tiếp xúc với loài cây này

Tại sao cây trầu bà bị héo vàng vào mùa đông?

Cây trầu bà thường bị héo vàng mùa đông có thể do 1 vài lí do sau:
– Nhiệt độ: Mặc dù cây trầu bà không ưa nắng nhưng khi nhiệt độ xuống quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
– Dư nước: Là loài cây ưa ẩm, luôn cần độ ẩm vừa đủ để phát triển tốt, tuy nhiên vào mùa đông bạn cũng không cần tưới quá nhiều lần cho cây trong ngày, chỉ tưới đều đặn hằng ngày 1 lần là đủ
– Côn trùng: Những con côn trùng gây hại tấn công cũng có thể là lí do khiến cây trầu bà của bạn bị úa vàng, để tránh điều này thì bạn chỉ cần phun thuốc diệt côn

Rate this post