Thỏ là loài động vật có vú được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam với vẻ ngoài dễ thương cùng giá trị kinh tế lớn mà chúng đem lại. Là gia súc thuộc họ Leporidae trong bộ Lagomorpha hay còn gọi là Bộ Thỏ, thỏ có đa dạng giống loài, phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về thỏ cũng như kĩ thuật nuôi thỏ trong lồng thì hãy cùng theo chân chúng mình qua bài viết sau đây nhé!
Ngoại hình
Thỏ là động vật hằng nhiệt, có hệ cơ khá phát triển, đặc biệt là chi sau. Chi sau dài, khỏe bật xa bởi tập tính lẩn trốn kẻ thù, nó có thể chạy nhanh khi bị săn đuổi. Cách di chuyển của nó chính là nhảy đồng thời 2 chi sau. Chi trước ngắn hơn, thường dùng để đào hang đối với những loại thỏ rừng. Toàn bộ cơ thể của thỏ được phủ 1 lớp lông dày, xốp bằng những sợi lông mảnh, khô hay còn gọi là lông mao; chúng sẽ giúp che chở và giữ nhiệt cho cơ thể của thỏ. Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được; nhờ có tai mà thỏ định hướng âm thanh tốt hơn và phát hiện kẻ thù.
Các giống thỏ phổ biến hiện nay
-Thỏ trắng NewZealand: giống thỏ này có toàn thân màu trắng, lông dày, mắt đỏ như ngọc, khi trưởng thành có thể nặng từ 4-5kg
-Thỏ California: giống thỏ này được tạo ra và phát triển ở Mĩ, được nhập vào nước ta năm 1977. Chúng có bộ lông màu trắng, tuy nhiên 2 tai, mũi, đuôi và 4 chân có màu đen hoặc tro đen
-Thỏ Chinchilla: thỏ có lông màu xanh, đôi khi pha lẫn xanh đen và có bụng màu xám đen. Chúng có 2 loại, 1 dòng có trọng lượng 2-2,5kg; loại kia có trọng lượng 4-5kg khi trưởng thành
-Thỏ English Spot: dòng thỏ này được phát triển ở Anh Quốc, thân có màu lông trắng với các đốm màu sậm (đen, nâu, xanh dương) ở trên cơ thể như 2 vòng mắt, má, tai và sống lưng
-Thỏ giống nội: lông của chúng có màu đen, xám hoặc ghi. Là loài thỏ có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, khi trưởng thành nặng khoảng 3-3,5kg
Thức ăn
Thức ăn cỏ thỏ được làm từ bã bia, cám mì, bột ngô trộn đều. Đây là 3 nguyên liệu chính tạo ra nguồn thức ăn cho thỏ. Nguồn thức ăn này đảm bảo cung cấp cho thỏ đủ chất dinh dưỡng, tốt cho về hệ tiêu hóa và tỉ lệ tăng trọng của thỏ khá nhanh và đều.
Bên cạnh đó, bạn có thể trồng cỏ ghine cho thỏ ăn ngay tại nhà. Hoặc dùng nguồn rau như rau muống, rau khoai lang, carrot… để làm thức ăn cho thỏ.
Nguồn nước cho thỏ sử dụng nên được cho đi qua lớp lọc than hoạt tính. Nước phải sạch và thơm mát để thỏ phát triển khỏe mạnh.
Cách làm chuồng
Tùy theo quy mô chăn nuôi để xây dựng trang trại phù hợp.
Nếu là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng có thể được xây bằng gạch, có lợp mái, có cửa ra vào và cửa sổ để đảm bảo thông thoáng. Chuồng thỏ nên được làm ở những nơi râm mát, vào mùa hè nếu trời nắng nóng có thể phun nước lên mái chuồng để làm mát cho thỏ.
Nếu là những cơ sở chăn nuôi tập trung lớn, mái lợp tôn có trần chống nóng, 2 bên chuồng nên có hệ thống cửa thông gió để tạo môi trường thông thoáng cho thỏ. Nền chuồng có độ dốc thích hợp để dễ dàng làm vệ sinh.
Lồng nuôi thỏ, có thể lamg bằng gỗ, sắt, tre, nứa; có chỗ đựng thức ăn thô cho thỏ, đáy lồng nhắn, phẳng, êm. Bạn chỉ cần đến những cơ sở uy tín để có thể mua được lông nuôi.
Máng thức ăn tinh, có thể làm từ các vật liệu như nhôm, sắt, thép, gỗ; kích thước khoảng 35-40cm
Máng thức ăn xanh, nên thiết kế ở giữa 2 ô chuồng, vát hình chữ V để thọ tự rút tự ăn
Cách nuôi
Thỏ có bộ lông dày và không có tuyến mồ hôi nên khả năng chịu đựng nhiệt độ cao là rất thấp. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ là 25 độ C.
Nên chia thành 3-4 bữa thức ăn cho thỏ. Đặc biệt chú ý vào ban đêm trước khi đi ngủ, lúc 21-22h bố sung thêm 1 lượng thức ăn trong máng ăn cho thỏ vì thỏ là loài gặm nhấm nên khả năng sử dụng thức ăn vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Những loại củ to phải băm nhỏ thành nhiều phần cho thỏ dễ ăn hơn.
Sinh sản
Cách chọn giống: Lưng cong đều, 4 chân vững chắc, lông mượt, cơ quan sinh dục phát triển bình thường.
Thông thường 1 con đực phụ trách khoảng 5 con cái, tỉ lệ thụ thai khá cao nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều tố khác như chế độ chăm sóc, chế độ và thời gian phối giống, môi trường sống phù hợp. Mỗi năm thỏ để trung bình 5-6 lứa, mỗi lứa khoảng 6-7 năm. Thỏ cái có bầu khoảng từ 28-30 ngày thì chúng sẽ đẻ. Trước ngày đẻ 2 ngày, nên đặt 1 ít rơm khô hoặc cỏ khô mềm vào trong ổ đẻ cho thỏ mẹ.
Xem thêm:
Các câu hỏi thường gặp
Chỉ sau khoảng 3 ngày sau khi đẻ thì thỏ có thể cho phối giống, tuy nhiên tỷ lệ đậu thai khá thấp vì thời điểm này thẻ cái mới đẻ con xong sức khỏe còn yếu. Thời điểm thích hợp nhất đó chính là khoảng sau 11-14 ngày sau khi đẻ, bạn có thể cho thỏ phối giống trở lại.
Biểu hiện rõ nhất khi thỏ bị ghẻ đó là lông ít đi, thậm chí là ko mọc; có vẩy sần sùi ở vành tai, mũi, mắt, móng chân. Khi phát hiện thì bạn cần dùng thuốc nhóm ivermectin để tiêm ngay cho thỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra ở móng chân, vành tai hay mũi của thỏ để kịp thời phát hiện bệnh sớm.