Là loài hoa với sự đa dạng về màu sắc và khả năng tồn tại lâu dài, lan hồ điệp nhanh chóng thu hút được đông đảo các “tay chơi lan”. Loài hoa này còn nổi tiếng bởi có thể trồng được bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên trồng bằng vỏ thông là cách đơn giản và dễ thành công nhất, nhất là sau dịp Tết. Vậy bạn đã biết cách trồng chưa? Cùng tìm hiểu với chúng mình nhé!
Đặc điểm
- Lan Hồ Điệp là thuộc họ hoa lớn nhất-họ Lan, có nguồn gốc từ Đông Nam Á và hiện nay được trồng rất rộng rãi (thường được trồng tại nhà) nhờ có vẻ đẹp tuyệt vời. Lan hồ điệp thường bám vào thân cây hoặc là đá và đặc biệt thích uốn lượn xung quanh vật thể bám vào. Loài hoa này có nhiều cuống hoa và sinh trưởng khá chậm, chỉ sau khi cây phát triển thì mới ra hoa.
- Lan hồ điệp được chia thành 2 loại:
– Loại hoa cành dài: lớn và thường có viền màu hồng hoặc trắng
– Loại hoa thân ngắn: không có hình tròn và có nhiều màu sắc
Xem thêm Cách trồng cây trầu bà trong chai nhựa
Ý nghĩa
Như bao loài hoa khác, lan hồ điệp cũng đem đến rất nhiều ý nghĩa:
- Lan hồ điệp tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, may mắn, tài lộc, sung túc, sang trọng.
- Lan hồ điệp là biểu tượng của tình yêu mãnh liệt.
- Loài hoa này còn tượng trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ, ý chỉ sự hoàn hảo và quyến rũ.
- Ngoài ra, lý do vì sao lan hồ điệp thường được trồng vào dịp Tết hoặc sau dịp Tết bởi nó còn mang ý nghĩa cho sự sinh sản và sinh trưởng, ý mong muốn một năm mới hạnh phúc, phát triển, đầy đủ.
Ưu điểm của vỏ thông khi trồng cây lan hồ điệp
Vỏ thông thường được lựa chọn làm giá thể để trồng lan hồ điệp bởi nó là một loại nhựa cây và có tính khử trùng rất mạnh. Khi trồng lan bằng vỏ thông thì xác suất chậu lan bị hư hỏng là rất ít và hầu như không có. Không chỉ vậy, vỏ thông là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Giá thể này giữ ẩm rất tốt nhưng sẽ không bị đóng rong, rêu hay là mầm gây hại cho lan.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng khi lựa chọn vỏ thông làm giá thể thì ta cần lưu ý một số vấn đề:
- Vỏ thông rất bền nhưng rất khó để thay thế nếu muốn thay đổi giá thể.
- Vỏ thông khi đem trồng cũng có thể giữ muối khoáng nên cần phải được làm sạch thường xuyên, nhưng phải đặc biệt lưu ý không được làm hỏng cây lan.
- Vỏ thông rất sắc cho nên chúng ta phải cẩn trọng trong việc chọn lựa kích cỡ.
Cách trồng lan hồ điệp sau Tết bằng vỏ thông
Chuẩn bị
- Chậu: nên lựa chọn loại chậu chuyên dùng để trồng lan, chậu nhựa hoặc chậu đất nung. Nếu chọn chậu đất nung cần phải rửa sạch trước khi trồng.
- Vỏ thông: số lượng tuỳ thuộc vào mỗi cây. Nên cắt vỏ thông ra thành từng mảnh rồi mới đem trồng, tuy nhiên chú ý kích thước cây để chọn kích cỡ vỏ thông cho phù hợp. Phải khử nấm, bụi bẩn trước khi đem vào trồng.
- Cây lan: nên cắt bỏ hoa nếu đã nở và bỏ đi các phần dư thừa trước khi trồng.
- Dây kẽm: sử dụng khoảng 3-5 sợi.
Tiến hành trồng
- Đầu tiên chúng ta nên để một lớp xốp ở dưới đáy chậu để ngăn chặn việc rễ lan bị thối, ngập úng.
- Sau đó cho một phần vỏ thông đã qua xử lí vào chậu, cho 2 phần 3 chỗ thông đã chuẩn bị.
- Tiếp đó đặt cây lan đã chuẩn bị vào giữa chỗ vỏ thông có trong chậu, dìm rễ xuống. Sau đó lấy tay giữ cố định thân lan rồi cho nốt chỗ vỏ thông đã chuẩn bị vào cho đến khi cách miệng chậu khoảng 3cm thì dừng lại.
- Tưới nước lên vỏ thông sau khi hoàn thiện trồng cây.
- Sau đó dùng dây kẽm tạo thành móc treo và treo chậu lan lên nơi mình muốn.
Tìm hiểu thêm Cách trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp
Cách chăm sóc lan hồ điệp
- Sau khi trồng xong, đặt chậu vào nơi thoáng mát và để 2-3 ngày cho lớp vỏ thông ráo nước rồi mới được tưới nước đẫm toàn bộ chậu.
- Chú ý rửa vỏ thông thường xuyên (tưới cây mỗi tuần một lần) để loại bỏ muối, tránh hỏng cây.
Các câu hỏi thường gặp
Khoảng vài tuần thì cây mới bắt đầu mọc rễ mới và đợi sau khoảng 1-2 tháng cây sẽ ổn định. Khi đó thì chúng ta sẽ chăm sóc cây như bình thường.
Nếu trồng bằng cây thì ta chú ý phải cắt hoa từ sớm và cắt bỏ những bộ phận không cần thiết để cây có thể phát triển thêm và khoẻ mạnh.