Dù là 1 loài quả được nhập khẩu nhưng dâu tây đã trở nên quá phổ biến ở Việt Nam và nhận được rất nhiều sự yêu thích từ mọi người. Màu đỏ tươi bắt mắt cùng hương vị ngọt ngào chính là điều khiến nhiều người nghiện loài quả này đến thế. Và có lẽ, cách trồng và cách chăm sóc để có thể tạo ra những quả dâu tây thơm ngon ngay tại nhà cũng là thứ mà chúng ta quan tâm. Vậy thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Đặc điểm

Dâu tây có tên khoa học là Fragaria, là 1 chi thực vật hạt kín. Dâu tây có nguồn gốc từ châu Mĩ và ngày nay được trồng phổ biến ở hầu hết các nước ôn đới. Nhìn vẻ bề ngoài, dâu tây trông gần giống với hình trái tim nên nó cũng được coi là biểu tượng của tình yêu ngọt ngào. Nét đặc trưng của chúng đó chính là màu đỏ, mọng nước, hạt nhỏ màu vàng bên ngoài và hương vị thơm ngon. Cây cao khoảng 40-50 cm, có thân xanh hoặc hơi ngả . Lá cây khá to, hình tròn và đặc biệt là viền lá uốn theo đường gợn sóng. Hoa của dâu tây màu trắng nhỏ xinh, cánh hoa mỏng, ở giữa là nhị vàng.

Xem thêm Cách trồng hoa hướng dương bằng hạt

đặc điểm của dâu tây

Lợi ích của dâu tây

Nếu như bạn chưa biết, dâu tây là loài quả có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn với hàm lượng các thành phần dinh dưỡng cao có trong nó.

  • Tốt cho tim mạch: Nhờ các các chất chống oxy hóa như axit ellagic hay flavonoid giúp ức chế sự hình thành cholesterol nên dâu tây có thể hỗ trợ giảm các bệnh về tim mạch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Với các chât chống oxi hóa và vitamin giúp ngăn ngừa hình thành khối u và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin và các chất xơ là những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch
  • Tốt cho làn da: Đây có lẽ là 1 trong những lợi ích mà chị em phụ nữ đặc biệt thích ở dâu tây nhờ có hàm lượng vitamin giúp tăng cường quá trình tổng hợp collagen
  • Duy trì sức khỏe, hỗ trợ giảm cân: Dâu tây có lẽ là 1 loại thực phẩm rất lành mạnh mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của bạn để duy trì sức khỏe

Các món ăn chế biến từ dâu tây

Với hương vị ngọt ngào, đôi khi sẽ có vị chua tự nhiên, dâu tây có thể chế biến ra nhiều món ăn cực kì hấp dẫn

  • Cách thứ nhất là bạn rửa sạch và ăn trực tiếp
  • Dâu tây cũng có thể là hương liệu nhân tạo trong các các sản phẩm như kẹo, thạch, xà phòng…
  • Mứt dâu tây
  • Kem dâu tây
  • Sinh tố hoặc nước ép dâu tây
  • Sữa chua dâu tây
các món ăn được chế biến từ dâu

Cách trồng dâu tây bằng hạt

Chuẩn bị

  • Đất trồng: Đất trồng cần đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí, nên xới đất nhỏ ra, trộn thêm vào 1 chút phân hữu cơ trước khi cho cây vào trồng. Độ pH phù hợp là 5.5-6.4. Ngoài việc trồng cây trực tiếp xuống đất, bạn cũng có thể trồng trong viên nén xơ dừa (lưu ý hãy ngâm viên nén xơ dừa khoảng 5 phút trước khi cho vào trồng)
  • Giống cây: Dâu tây có rất nhiều loại khác nhau như dâu tây Mĩ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand… Mỗi loại lại có đặc tính sinh lí và điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn giống cây phù hợp cho mình
  • Chậu trồng: Trồng trực tiếp xuống đất hoặc trồng ra chậu đều được, nhưng thường người ta sẽ chọn trồng ở chậu bởi thành chậu sẽ giúp giữ quả không bị rũ xuống đất. Chậu cây phải đảm bảo có lỗ thoát nước tốt

Tiến hành trồng

  • Chọn những trái dâu chín, đỏ mọng, không sâu bệnh. Dùng dao cắt 1 lớp mỏng xung quanh trái dâu (khoảng 1/3 cm, tránh cắt vào hạt của quả). Đem chúng phơi ngoài nắng trong khoảng 1- 2 ngày
  • Sau khi phơi khô ta có thể dễ dàng tách lấy hạt bằng cách chà tay lên bề mặt của những lát cắt. Tiếp đó ngâm hạt vào nước lọc 1 ngày
  • Sau đó, gieo hạt dâu tây xuống đất trồng, chỉ nên lót 1 lớp đất thật mỏng lên trên hạt và tưới đẫm nước. Có thể dùng màng bọc nilon ở mặt chậu để giữu ẩm tốt hơn cho cây, nhưng sau 3-4 ngày phải bỏ ra kiểm tra 1 lần.
  • Sau 3 tuần chúng đã ra những mầm lá. Tầm 7 tuần sau đó thì bạn nên tách các cây con ra nhiều chậu khác nhau để cây phát triển thuận lợi
  • Nếu bạn trồng trong viên nén xơ dừa thì bạn chỉ cần gieo 2-3 hạt vào viên nén, sau 15-20 ngày là cây bắt đầu ra lá, lúc đó thì bạn hãy đem chúng ra đất trồng để cây có đủ không gian phát triển. Dù xơ dừa giữ ẩm khá cao nhưng bạn cũng cần kiểm tra độ ẩm của chúng hằng ngày, nếu thấy khô quá thì phải tưới nước ngay

Tìm hiểu thêm Cách trồng hoa thược dược bằng cành

cách trồng dâu tây

Cách chăm sóc cây dâu tây

  • Ánh sáng: Dâu tây cần 6-10 tiếng ánh nắng trược tiếp mỗi ngày, bạn nên chọn vị trí phù hợp để cây có đủ ánh nắng phát triển
  • Độ ẩm: Mỗi ngày chúng ta nên tưới từ 1-2 lần trong ngày
  • Bón phân: Thời điểm thích hợp nhất để bón phân cho cây là khi chúng bắt đầu ra hoa. Bạn nên dùng phân vi sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây có đủ sức để nuôi hoa và trái. Sau khi bón phân thì bạn cần cung cấp nước cho cây ngay lập tức
  • Thường xuyên nhổ cỏ dại cho cây để chúng không lấy chất dinh dưỡng trong đất
  • Dâu tây ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên chúng thường bị rầy bám trên thân cây. Cách khắc phục là bạn có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học để phun cho cây
Thời điểm thích hợp nhất để trồng dâu tây là khi nào?

Vì dâu tây là loài cây ôn đới nên chúng rất thích hợp trồng dưới nhiệt độ 16-27 độ C, có thể tương ứng với các mùa xuân, thu và đông. Đây chính là thời điểm lí tưởng đối với sự phát triển của dâu tây

Tại sao trồng dâu tây không ra quả?

Có khá nhiều lí do ảnh hưởng đến việc ra quả của dâu tây:
– Điều kiện chăm sóc không tốt: Bạn cần chú ý cung cấp đủ các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, đặc biệt cây dâu tây khá ưa thích nhiệt độ ấm áp vào ban ngày và lạnh vào ban đêm
– Thiếu chất dinh dưỡng: Bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc bón phân cho cây

5/5 - (1 bình chọn)