Vốn là loài cây tạo không gian mát mẻ, trong lành và cũng không kém phần sang trọng, ngọc ngân luôn được mọi người yêu chuộng và săn đón. Nếu bạn cũng đang muốn sở hữu 1 chậu cây ngọc ngân thật xinh đẹp và lịch sự để trang trí cho ngôi nhà của mình thì hãy cùng xem chúng mình hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân đơn giản tại nhà nhé.

Đặc điểm

Cây ngọc ngân hay còn được gọi là với cái tên ngọt ngào là cây tình yêu (cây Valentine), là một loài cây thân thảo thuộc họ Ráy. Chúng có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, tên khoa học là Aglaonema Oblongifolium. Ngọc ngân thường cao từ 20-60 cm, mỗi gốc cây có thể mọc ra 5-6 cành. Điều độc đáo thu hút mọi người yêu thích nó đến thế đó chính là nằm ở những chiếc lá của cây. Lá cây khá to, có sự kết hợp đặc biệt giữa màu xanh và màu trắng, trong đó chủ yếu là màu trắng bên trong và màu xanh bao quanh viền. Ngọc ngân là loài cây rễ chùm, hình trụ, chính vì vậy chúng có thể được trồng bằng phương pháp thủy sinh để phô trương vẻ đẹp của bộ rễ

Xem thêm Cách trồng cây bí đao trong chậu trên tầng thượng

đặc điểm của cây ngọc ngân

Tác dụng của cây ngọc ngân

Theo phong thủy

  • Đúng như cái tên gọi ngọt ngào của nó “cây tình yêu”, ngọc ngân tượng trưng cho sự gắn kết, hạnh phúc tượng trưng cho 1 tình yêu viên mãn, tươi đẹp
  • Cây ngọc ngân cũng được quan niệm sẽ mang đến sự may mắn và tài vận cho gia chủ nếu sở hữu nó, từ đó có được nhiều thuận lợi trong cuộc sống và trong công việc. Chính vì vậy, chúng cũng thường được làm quà tặng trong các dịp lễ, khai trương hay những sự kiện quan trọng khác
  • Với màu chủ đạo là màu trắng nên ngọc ngân rất hợp với những người có mệnh Kim

Theo thẩm mĩ

Ngoài ý nghĩa về phong thủy, cây ngọc ngân còn mang giá trị thẩm mĩ cao khi được dùng làm trang trí nhà cửa, phòng làm việc, ngoài hành lang, tạo không gian đẹp và thoáng mát, làm giảm ô nhiễm, bụi bẩn cho ngôi nhà của bạn

Tìm hiểu ngay Cách trồng cà chua ngon và sai quả cho các “nông dân” ở nhà phố

Cách trồng cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân là loài cây khá đặc biệt khi nó có thể trồng được cả bằng phương pháp thủy canh hoặc trồng trong đất

Trồng cây trong đất

Chuẩn bị

  • Đất trồng: Yếu tố quan trọng nhất đối với đất trồng đó chính là độ tơi xốp, thoát nước tốt. Để đất luôn tơi xốp thì trước khi trồng cây bạn nên trộn đất với trấu và xơ dừa
  • Chậu cây: Cần đảm bảo có lỗ thoát nước tốt để cây phát triển bình thường, khỏe mạnh
  • Giống cây trồng: Khi mua cây giống về, chúng đã cao được khoảng 10-20cm, điều này sẽ giúp cho việc trồng cây trở nên đơn giản hơn

Tiến hành trồng

  • Lót 1 lớp đất vừa phải vào chậu cây trước, sau đó đặt bầu cây vào chậu và nén đất vào xung quanh chậu để giữ cố định cây
  • Khi lần đầu sang chậu cho cây thì bạn nên tưới 1 lượng nước thật nhiều để làm ẩm đất cũng như kích thích ra rễ nhanh
  • Để tăng thêm tính thẩm mĩ cho chậu cây, bạn có thể phủ thêm 1 lớp hạt cà phê hoặc hạt đất sét hay sỏi,

Trồng cây bằng phương pháp thủy canh

Chuẩn bị

  • Vì trồng bằng phương pháp thủy canh nên bước quan trọng nhất đó chính là chuẩn bị nước sạch cho cây, tốt nhất là nước lọc hoặc nếu là nước máy thì cần để nước lắng lại khoảng 4-5 tiếng để lọc bớt clo
  • Chậu cây: Với cách trồng thủy canh này thì bạn nên chuẩn bị chậu bằng thủy tinh để khoa được bộ rễ trắng độc đáo của ngọc ngân

Tiến hành trồng

  • Giũ sạch đất ra khỏi rễ, sau đó cho chúng vào rửa với nước để loại bỏ hết đất
  • Nhẹ nhàng đặt cây vào chậu, bạn có thể trang trí chậu cây thêm sinh động bằng cách cho sỏi vào xung quanh chậu
  • Cuối cùng đổ nước ngập rễ cùng dung dịch thủy sinh để cây phát triển khỏe mạnh
cây ngọc ngân

Cách chăm sóc cây ngọc ngân

  • Độ ẩm: Bạn không cần phải tưới nước hằng ngày cho ngọc ngân, khi thấy đất khô hoặc cách 2-3 ngày bạn mới phải tưới nước cho chúng
  • Nhiệt độ: Ngọc ngân là không phải là loài cây ưa sáng, chính vì vậy chúng rất thích hợp để ở trong nhà hoặc nếu đặt ở ngoài thì bạn cần phải để nơi râm mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tuy vậy sau 1 khoảng thời gian để trong nhà thì thỉnh thoảng bạn cũng nên đặt chúng ở ngoài trời nơi có ánh sáng
  • Bón phân: Khi trồng cây được khoảng 1 tháng thì bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất và cây bằng cách bón thêm phân hữu cơ sinh học hoặc trùn quế. Hãy lưu ý khi bón phân, bạn nên bón xung quanh chậu cây, không nên bón sát vào gốc vì điều này có thể gây thối rễ
  • Tỉa cây: Hãy cắt tỉa những lá cây bị vàng hay thối rữa để cây sinh trưởng nhanh hơn
  • Phòng bệnh cho cây: Các bệnh thường gặp ở cây ngọc ngân đó chính là muội trắng hay rệp rận. Cách loại bỏ chúng cũng khá đơn giản đó là bạn hãy dùng thuốc diệt rệp rận hoặc dùng vòi phun nước thật mạnh lên thân cây để loại bỏ chúng
  • Đối với việc trồng cây bằng phương pháp thủy canh thì bạn chỉ cần chú ý thay nước cho cây khi thấy mực nước bị vơi đi hoặc nước trong chậu bị đục
chăm sóc cây ngọc ngân

Các câu hỏi thường gặp

Cây ngọc ngân có chứa độc tố không?

Theo các chuyên gia, cây ngọc ngân có một lượng nhỏ chất độc trong thân. Khi tiếp xúc vật lý với lá cây sẽ không gây nguy hiểm, nhưng nếu dính phải nhựa và mủ cây vào da sẽ gây nên các triệu chứng như nóng rát miệng, lưỡi và cổ họng, nôn mửa và khó thở.

Vì sao cây ngọc ngân hay bị vàng lá?

Lí do khiến cây ngọc ngân bị vàng lá có thể là do thiếu ánh sáng hoặc do nhiệt độ quá cao. Mặc dù là loài cây không ưa sáng nhưng thỉnh thoảng bạn cũng phải đặt chúng ở nơi thoáng mát và có ánh nắng nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

5/5 - (2 votes)