Được mệnh danh là sứ giả của mùa Xuân, hoa thược dược được rất nhiều người ưa thích và săn đón vào mỗi dịp Tết đến Xuân về bởi vẻ đẹp giản dị nhưng hết sức quyến rũ, thu hút với nhiều màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết cách chăm sóc cũng như cách cắt ngọn để cho cây ra nhiều hoa và đặc biệt là nở rộ vào đúng thời điểm Xuân tới, hãy theo dõi chúng mình ngay sau đây nhé!
Đặc điểm
Thược dược, tên gọi khoa học là Dahlia, là 1 loài cây thân thảo có nguồn gốc từ Mexico. Đây là loài hoa có giá trị văn hóa cao ở 1 số quốc gia. Mặc dù được du nhập về Việt Nam nhưng chúng cũng trở nên rất phổ biến và còn nhận được sự yêu thích từ rất nhiều người. Đường kính thân cây khá nhỏ, chỉ từ 2-3cm; cây khi đã trưởng thành có thể cao từ 60-100cm. Bông hoa to, cánh hoa mỏng và nhỏ xếp chồng lên nhau, bạn có thể tưởng tượng nó giống như 1 bông hoa cúc. Đặc biệt, hoa thược dược rất đa dạng về màu sắc, tạo không gian lãng mạn, tươi đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Xem ngay Chi tiết cách trồng cây ngọc ngân trong chậu
Ý nghĩa của hoa thược dược
- Về phong thủy: Mộc hương được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc, chính vì vậy nhiều người rất ưa chuộng nó khi trồng vào mỗi dịp Tết đến
- Về thẩm mĩ: Với những bông hoa xinh xắn cùng màu sắc bắt mắt, hoa mộc hương không chỉ tạo không gian tươi mát cho ngôi nhà của bạn mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
- Mỗi màu hoa lại mang đến 1 ấn tượng riêng cũng như là ý nghĩa riêng của nó:
– Hoa thược dược đỏ: Ngoài là biểu tượng của sự may mắn, hoa thược dược đỏ còn mang ý nghĩa về sự quyền lực, sức mạnh và đặc biệt là sự quyến rũ
– Hoa thược dược trắng: Màu trắng chính là tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, dịu dàng và tinh tế
– Hoa thược dược tím: Đây chính là màu hoa tượng trưng cho sự chung thủy, son sắt trong tình yêu
– Hoa thược dược xanh: Được thể hiện cho niềm tin tốt đẹp và niềm hi vọng trong cuộc sống
– Hoa thược dược hồng: Mang ý nghĩa cho vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, lịch sự, sang trọng
- Bên cạnh đó, hoa thược dược cũng được coi là 1 loại thần dược trong Đông y. Chúng có thể được dùng làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau, bồi dưỡng cơ thể như bổ huyết, giảm đau đầu chóng mặt…
Cách trồng cây hoa thược dược bằng cành
Chuẩn bị
- Đất trồng: Với phương pháp giâm cành, giá thể phù hợp nhất để trồng cây chính là cát, hoặc bạn có thể trộn đất với trấu hun để tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất
- Chậu cây: Lưu ý khi chọn chậu cây trồng đó là phải có lỗ thoát nước tốt, bạn thậm chí có thể giâm cành trực tiếp xuống vườn
Tiến hành trồng
- Dùng kéo hoặc tốt nhất là dùng dao cắt những ngọn cây khỏe mạnh, không có hiện tượng sâu bệnh có tầm 3-4 cặp lá. Lưu ý là phải cắt sát cuống lá để cây ra rễ thuận lợi
- Cắt tỉa bớt lá đi, chỉ giữ 1-2 lá và phần ngọn của cây
- Khi chọn cây để cắt giâm cành, hãy quan sát chọn những thân đặc thì tỉ lệ ra rễ sẽ cao hơn, còn những cây thân rỗng thường rất khó ra rễ
- Đâm nhẹ cây xuống cát hoặc hỗn hợp đất đã trộn là bạn đã hoàn thành xong bước trồng cây. Có thể giâm 5-6 cành trong 1 chậu cây
- Tiếp theo, bạn chỉ cần tưới thêm nước cho cây là cây có thể ra rễ và sống sót, lượng nước tưới ít hay nhiều phụ thuộc vào giá thể trồng. Nếu là cát thì bạn nên tưới đẫm nước 1 chút, còn nếu là đất thì tưới 1 lượng vừa phải
Tìm hiểu ngay Cách trồng lan dendro khi mới mua về
Cách chăm sóc cây hoa thược dược
- Khi trồng cây hoa thược dược, điều quan trọng nhất đó chính là bạn biết cách cắt ngọn cho chúng bởi việc cắt ngọn sẽ giúp thược dược ra nhiều mới hơn, nở hoa nhiều. Thời điểm cắt ngọn hợp lí đó là khi cây đã phát triển được khoảng 5-6 cặp lá hoặc nếu bạn muốn cây nở hoa vào đúng dịp Tết thì hãy tiến hành trồng cây vào tháng 9 và bắt đầu cắt ngọn vào khoảng tháng 10. Số cặp lá trên cây sau khi bạn cắt ngọn sẽ tương ứng với số cành con sẽ mọc ra
- Nhiệt độ: Thược dược đặc biệt thích hợp với thời tiết miền Bắc nước ta khi vào mùa thu- đông. Thời tiết se lạnh và thêm 1 chút nắng nhẹ sẽ giúp thược dược phát triển rất nhanh. Nếu gặp khí hậu quá nóng, nhiệt độ cao hoa thược dược sẽ cao nhanh nhưng còi cọc, thân yếu mềm
- Độ ẩm: Cung cấp đủ nước cho cây, không nên để cây bị ngập úng khi vào mùa mưa hoặc đất quá khô cằn khi vào mùa nóng. Bạn có thể chạm tay xuống đất để cảm nhận độ ẩm của đất, tưới nước cho cây theo lượng vừa đủ
- Bón phân: Sau khi trồng 20 ngày, bạn nên tưới phân đạm ure để kích thích cây phát triển. Khoảng thời gian khi cây bắt đầu ra mầm sau cắt ngọn, bạn có thể bón phân NPK hoặc phân chuồng ủ hoai mục để mầm cây phát triển
Hoa thược dược có thể trồng quanh năm, tuy nhiên bạn cũng tránh trồng khi thời tiết vào mùa mưa ngập lụt và vào mùa nóng khô cằn. Đây là loài cây cũng khá ưa nhiệt độ se lạnh nên thời điểm thích hợp nhất để trồng cây là vào mùa Thu-đông, khoảng tầm tháng9-tháng10.
Việc thân cây thược dược cao nhanh nhưng lại yếu mềm, còi cọc là do bạn bạn đã để chúng nơi nhiệt độ cao vào mùa khô nóng. Việc này khiến thân cây thược dược cao nhanh trong khoảng thời gian đầu và ra hoa sớm, tuy nhiên chiều cao của chúng sẽ bị chững lại chỉ khoảng 50-60cm và cành cây phát triển kém nên ra ít hoa