Kỹ thuật nuôi chim chìa vôi đúng cách hiệu quả nhất!

Thông tin tác giả | Tham khảo

Chim chìa vôi là loài có môi trường sống rộng rãi. Ở hầu hết các quốc gia đều có sự xuất hiện của loài chim này. Tuy nhiên, hiểu rõ về chúng thì không có quá nhiều người biết. Nếu ai muốn nuôi giống chim này mà chưa hiểu rõ về chúng đến ngay bài viết chia sẽ kỹ thuật nuôi chim chìa vôi đúng cách dưới đây cùng nongphu.net nhé!

Nguồn gốc chim chìa Vôi

Chim chìa vôi có tên khoa học tiếng anh là Motacilla alba, thuộc họ chim Motacilidae (họ chim chìa vôi). Loài chim này được nhà thực vật học Linnaeus miêu tả và đặt tên vào năm 1758.

Giống chim này là loài chim bản địa của vùng lục địa châu Âu, châu Á và khu vực Bắc Phi. Ngày nay, chúng được nhân rộng ra rất nhiều nơi ở trên thế giới.

Đặc điểm chim Chìa Vôi

Chim chìa vôi là loài chim có kích cỡ trung bình, hình dáng uyển chuyển và thanh mảnh. Loài chim này khi trưởng thành thường có chiều dài cơ thể khoảng 15 – 21cm.

  • Phần đuôi của chúng dài bằng 1 nửa chiều dài cơ thể, liên tục chuyển động.
  • Đầu của chim chìa vôi khá nhỏ, phần trên đỉnh đầu tròn và hơi thuôn về phía cổ.
  • Đôi mắt của chim khá nhỏ và đen nhánh.
  • Mỏ nhọn, dài và rất cứng.
  • Cổ của chim chìa vôi khá nhỏ, dài nối liền giữa phần đầu và thân.
  • Lưng của chúng thẳng, ngực nở lớn.
  • Đôi chân nhỏ và vô cùng chắc.
  • Bao bọc đôi chân là lớp da sần sùi hình vảy cá, ngón chân nhỏ có móng vô cùng sắc nhọn.
  • Đuôi của chim ngắn và khá nhọn.

Bộ lông của chim chìa vôi thường có 2 màu đen và trắng. Tùy thuộc vào từng dòng, màu sắc lông của chúng sẽ có sự sắp xếp khác nhau.

Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi
Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi

Lông đầu, cổ, ngực và bụng là lớp lông vũ rất mềm và mượt. Lớp lông lưng, cánh và đuôi rất dài, cứng và bóng.

Lớp lông này của chúng có phủ 1 lớp dầu bóng – điều này giúp chúng khi đi mưa không bị nước ngấm vào bên trong cơ thể.

Sở dĩ loài chim này được yêu thích là vì ngoại hình thanh mảnh, nhẹ nhàng và vô cùng uyển chuyển.

Hơn thế nữa, loài chim này còn có chất giọng rất trong trẻo và rất dễ nghe.

Khả năng sinh sản của chim Chìa Vôi

Chim chìa vôi là loài sống chung thủy, trong suốt quãng đời chúng chỉ kết đôi một lần (tức là chỉ có 1 vợ và 1 chồng).

Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi

  • Mùa sinh sản của loài chim này bắt đầu từ tháng 4 – 8 dương lịch hàng năm.
  • Khi đến mùa sinh sản, cả chim đực và chim cái sẽ cùng xây dựng tổ.
  • Tổ của chúng thường được làm trong các hốc đá nhỏ, các lỗ hang đá, gầm cầu, tòa nhà có người sinh sống.
  • Một lần sinh sản, chim cái có thể đẻ được từ 3 – 8 quả.
  • Trứng của chim có màu trắng ngà, ở một vài quả có chấm nâu nhỏ li ti.

Khi trứng được đẻ ra, chim đực và cái cùng có nghĩa vụ ấp trứng và chăm sóc con non trong vòng 2 tuần tuổi. Thời gian trứng nở vào khoảng 12 – 16 ngày.

Môi trường sống chim Chìa Vôi

Loài chim chìa vôi thường sống thành cặp ở khu vực đông dân cư, khu vực ao hồ – sông – suối nơi có nguồn thức ăn và nước uống dồi dào.

Loài chim này có địa bàn phân bố khá rộng rãi. Chúng sinh sống trải dọc từ khu vực châu Âu sang châu Á

Tại khu vực châu Á chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Tại nước ta, loài chim này được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành, nhiều nhất là vùng đồng bằng bắc bộ và nam trung bộ.

Phân loại chim chìa vôi

Dựa vào đặc điểm màu sắc của loài, chúng ta có thể chia làm 2 loại:

Chim chìa vôi trắng:

Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi
Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi

Bộ lông của chúng là sự kết hợp của màu trắng, đen và xám – màu trắng là màu chủ đạo. Khuôn mặt, bụng, ngực và một số phần lông cánh và đuôi của chim có màu trắng.

Màu lông đầu, cổ và lông giữa của đuôi có màu đen. Màu lông lưng gần gáy có màu xám trắng.

Chim chìa vôi than (chích chòe than):

Bộ lông của loài này chỉ có 2 màu là đen và trắng – màu đen chiếm tỷ lệ lớn toàn bộ cơ thể của chúng.

Toàn bộ phần đầu, lưng, lớp lông cánh phía trên, lớp trên của lông đuôi có màu đen nhánh. Phần bụng, ngực, lớp dưới cánh và đuôi có màu trắng tinh.

Kỹ thuật nuôi chim chìa vôi

Chim chìa vôi là loài dễ sống, nhưng chúng cũng khá nhút nhát. Chính vì thế, khi nuôi chim các bạn cần tìm hiểu rõ tính cách và chăm sóc chúng như thế nào?

Cách thuần hóa chim

Chim chìa vôi thường là được bẫy ở trong tự nhiên, cho nên chúng thường khá nhút nhát và sợ nhìn thấy người.

Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi
Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi

Cho nên, khi vừa bắt chim về các bạn nên để cho chúng ở gần khu vực nuôi gia cầm của bạn để chúng quen.

Hơn nữa, khi cho chúng vào chuồng các bạn nên che kín vải, dần dần mới mở ra để chúng tiếp xúc với con người từ từ.Nếu như các bạn quá vội vàng, chú chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng nuôi chim

Lồng nuôi chim phải được làm bằng tre hoặc mây, không cần quá rộng rãi. Bên trong chuồng phải có cốc uống nước, cốc ăn hạt và cốc ăn côn trùng riêng.

Chuồng nuôi phải có vải nhung tối để che.

Cho chim chìa vôi ăn gì?

Khi sống trong môi trường nuôi nhốt, người nuôi thường cho chìa vôi ăn các loài côn trùng và sâu bọ (châu chấu – cào cào – dế bỏ chân, sâu xanh, sâu gạo…).

Bên cạnh đó, còn thường xuyên bổ sung các loại trái cây mọng nước cho chúng.

Để chim tăng trưởng nhanh về kích thước, người nuôi còn cho chúng ăn thêm bột đậu phộng hoặc hạt kê trộn với lòng đỏ trứng gà.

Chăm sóc sức khỏe

Kỹ thuật nuôi chim chìa Vôi

Chim chìa vôi rất thích tắm, chính vì vậy các bạn thường xuyên tắm cho chúng bằng nước ấm và những ngày trời ấm.

Nên tắm 1 tuần 1 lần cho chim vào mùa hè, mùa đông có thể 1 tháng tắm 1 lần (mùa đông khi tắm xong các bạn phải sấy khô để chúng không bị cảm lạnh).

Thường xuyên tắm cho chim giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn, loại bỏ được ký sinh trùng có hại trên lông của chúng.

Hi vọng với những chia sẽ kỹ thuật nuôi chim chìa vôi trên có ích cho bạn trong quá trình nuôi chim chìa vôi!

Hana Nguyễn

editor

Chuyên mục: Chim

Bài viết này có giúp ích cho bạn?

Registration confirmation will be emailed to you.